Facebook Pixel

Backend Developer Là Gì? Lộ Trình Trở Thành Backend Developer

14 Sep, 2023

Backend Developer là gì? Tại sao các backend developer luôn được "săn đón"? Lộ trình học để trở thành backend developer có dễ hay không?

Backend Developer Là Gì? Lộ Trình Trở Thành Backend Developer

Mục Lục

Backend Developer là gì? Tại sao các backend developer luôn được "săn đón"? Lộ trình học để trở thành backend developer có dễ hay không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về Backend Developer với 200Lab Blog nhé!

Backend Developer là gì?

Backend developer là một thuật ngữ trong lĩnh vực phát triển web và ứng dụng,  người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và duy trì phần sau hậu trường (backend) của một hệ thống. Trong bối cảnh của phát triển web, hệ thống thường được chia thành hai phần chính: frontend (phía người dùng) và backend (phía máy chủ).

Backend developer sẽ là người chịu trách nhiệm đảm bảo phần backend của một sản phẩm (website, app, hệ thống v.v) hoạt động trơn tru. Đây là phần mà người dùng thường không thể thấy trực tiếp, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống.

Dưới đây là một số nhiều vai trò chính của một backend developer:

  1. Xây dựng và duy trì máy chủ: Cài đặt, cấu hình và quản lý máy chủ để phục vụ sản phẩm của doanh nghiệp
  2. Thiết kế cơ sở dữ liệu: Xác định cấu trúc dữ liệu cần thiết, xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu.
  3. Xây dựng API: Phát triển các giao diện API để cho phép phần frontend giao tiếp với phần backend.
  4. Xử lý logic của sản phẩm: Phát triển các chức năng cần thiết của sản phẩm, như xử lý dữ liệu, xác thực người dùng, quản lý các phiên bản nâng cấp (nếu có) và nhiều đầu việc quan trọng khác.
  5. Bảo mật: Đảm bảo rằng dữ liệu và thông tin khách hàng, doanh nghiệp được bảo vệ khỏi các mối đe dọa, truy cập trái phép và các rủi ro khác.
  6. Tối ưu hóa hiệu suất: Cải thiện tốc độ và hiệu suất của sản phẩm thông qua việc tối ưu hóa mã nguồn, cơ sở dữ liệu và cấu trúc máy chủ.
  7. Tích hợp hệ thống: Kết nối sản phẩm với các dịch vụ cộng thêm hoặc các hệ thống khác, ví dụ như cổng thanh toán, dịch vụ cung cấp email, và các API của bên thứ ba.
  8. Sao lưu và khôi phục: Thiết lập và duy trì giải pháp sao lưu lại dữ liệu của sản phẩm, đồng thời đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu khi cần.
  9. Cập nhật và bảo trì: Đảm bảo rằng phần mềm, thư viện và các công cụ mà backend sử dụng luôn được cập nhật và không chứa lỗ hổng.

Một điều đáng lưu ý nữa là backend và frontend developer phải luôn làm việc chặt chẽ với nhau để cung cấp được sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao.

So Sánh Backend Developer, Frontend Developer và Full-stack Developer

Tuy cùng là developer những các chức năng của một backend developer, frontend developer và full-stack developer rất khác biệt nhau. Cùng 200Lab phân tích vai trò bên dưới nhé!

Backend Developer (Nhà phát triển phía máy chủ):

  • Trách nhiệm: Xử lý tất cả các hoạt động "sau hậu trường" của một ứng dụng. Họ tạo ra, duy trì và cải thiện hệ thống, cơ sở dữ liệu, và API.
  • Kỹ năng và công nghệ: Thường sử dụng ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, PHP, Node.js. Cần có kiến thức về cơ sở dữ liệu SQL (như PostgreSQL, MySQL) và NoSQL (như MongoDB).
  • Tập trung vào: Hiệu suất, bảo mật, xử lý dữ liệu, logic ứng dụng.

Frontend Developer (Nhà phát triển giao diện):

Frontend developer là vị trí đảm nhiệm việc xây dựng và tối ưu giao diện, cũng như trải nghiệm người dùng của một trang web hoặc ứng dụng. Frontend thường được hiểu là phần mà người dùng tương tác trực tiếp, bao gồm cả giao diện đồ họa, các chức năng tương tác, và cách thể hiện nội dung.

backend developer
Nguồn ảnh: David Pupăză | Unsplash
  • Trách nhiệm: Xử lý phần mà người dùng tương tác trực tiếp. Họ chịu trách nhiệm cho giao diện và trải nghiệm người dùng.
  • Kỹ năng và công nghệ: Thường sử dụng HTML, CSS và JavaScript. Có kinh nghiệm với các thư viện và framework như React, Angular, Vue.
  • Tập trung vào: Thiết kế UI, trải nghiệm người dùng (UX), tạo hiệu ứng và tương tác cho trang web.

Full-stack Developer

Full-stack developer là vị trí có khả năng làm việc trên cả hai phần frontend (giao diện và trải nghiệm người dùng) và backend (hệ thống, cơ sở dữ liệu, máy chủ). Với kỹ năng này, các lập trình full-stack có thể xây dựng một sản phẩm từ đầu tới cuối.

backend developer
Nguồn ảnh: James Harrison | Unsplash
  • Kỹ năng và công nghệ: Kết hợp kỹ năng và công nghệ từ cả hai lĩnh vực frontend và backend. Ví dụ: có thể sử dụng Node.js cho backend và React cho frontend.
  • Tập trung vào: Toàn bộ quá trình phát triển, từ giao diện người dùng tới hệ thống và cơ sở dữ liệu.

Tóm lại, trong nhiều dự án và doanh nghiệp, ba vị trí này có thể tương tác và hợp tác chặt chẽ với nhau để mang lại hiệu suất làm việc tốt nhất. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp cũng đòi hỏi việc biết nhiều kỹ năng như một full-stack developer. Nhưng việc một lập trình viên biết rõ và chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể vẫn rất được ưa chuộng.

Các kỹ năng cần thiết của Backend Developer

Để trở thành một backend developer, một lập trình viên phải có những kỹ năng về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm. Sau đây là một số kỹ năng chuyên môn mà một backend developer phải thành thạo:

  1. Thành thạo ngôn ngữ lập trình: Biết ít nhất một hoặc vài ngôn ngữ lập trình phổ biến dành cho backend.
backend developer
Nguồn ảnh: Rahul Mishra | Unsplash
  • Node.js (JavaScript)
  • Python (ví dụ: Django, Flask)
  • Java (ví dụ: Spring Boot)
  • Ruby (ví dụ: Ruby on Rails)
  • PHP (ví dụ: Laravel)
  • .NET (C#)
  • Golang: gần đây Golang nổi lên như một ngôn ngữ dễ học, dễ dùng mà lại mang lại những ích lợi to lớn trong việc lập trình các hệ thống chịu tải cao. Khám phá khoá học ngôn ngữ này cùng 200Lab

2. Cơ sở dữ liệu:

  • Hiểu về cơ sở dữ liệu quan hệ như PostgreSQL, MySQL, Microsoft SQL Server.
  • Hiểu về cơ sở dữ liệu NoSQL như MongoDB, Cassandra, Couchbase.
  • Kỹ năng thiết kế, truy vấn và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu.

3. Xây dựng và duy trì API:

  • Thiết kế và triển khai RESTful API .
  • Hiểu biết về các chuẩn API khác như GraphQL.
  • Kỹ năng bảo mật API, versioning, và tối ưu hiệu suất.
Tại sao bạn nên chọn GraphQL với ReactJS
Hầu hết mọi người đang sử dụng Rest Api để truy xuất và thao tác dữ liệu. Vậy tại sao lại cần chuyển qua GraphQL?
REST API là gì? Cách thiết kế RESTful API bạn chưa biết
REST API là gì? Làm thế nào để thiết kế RESTful API hiệu quả? Cập nhật những thông tin mới nhất về REST API nhé!

4. Máy chủ & Mạng:

  • Cài đặt, cấu hình, và quản lý máy chủ như Apache, Nginx, Tomcat.
  • Hiểu về mạng máy tính, cân bằng tải, và proxy.

5. Bảo mật:

  • Kỹ năng bảo mật ứng dụng như mã hóa, xác thực, và phân quyền.
  • Hiểu về các lỗ hổng phổ biến như SQL injection, CSRF, XSS và biết cách phòng chống chúng.

6. Quản lý phiên bản mã nguồn: Sử dụng công cụ như Git và các dịch vụ như GitHub, GitLab, Bitbucket.

Bitbucket là gì? GitHub là gì? So sánh Bitbucket và GitHub
Sự khác biệt giữa Bitbucket và GitHub là: Bitbucket chủ yếu sử dụng cho private repositories trong khi GitHub sử dụng cho public repositories.

7. Công cụ và phương pháp phát triển:

  • Sử dụng các hệ thống quản lý gói như npm, pip, Maven.
  • Áp dụng các phương pháp phát triển phần mềm, như TDD (Phát triển Dựa trên Kiểm thử).

8. Triển khai và DevOps: Hiểu biết về containerization (ví dụ: Docker), tự động hóa triển khai (ví dụ: Jenkins, CircleCI), và các dịch vụ đám mây như AWS, Google Cloud, Azure. Tuy DevOps là một vị trí khác trong doanh nghiệp, nhưng theo xu thế phát triển hiện đại, việc một backend developer biết về DevOps đang rất được "săn đón", cơ hội nghề nghiệp mở rộng nếu bạn sở hữu kỹ năng hot nhất năm này.

Lộ trình trở thành Backend Developer

Hiện nay, các công ty tuyển dụng nhân lực ngành IT vẫn chưa bao giờ hết hot. 200Lab gợi ý một lộ trình cơ bản nhất để giúp bạn trở thành một backend developer chuyên nghiệp.

backend developer
Nguồn ảnh: Jason Goodman | Unsplash

1. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản của lập trình

Việc thành thạo từ 2 ngôn ngữ lập trình trở lên sẽ giúp bạn mở ra thêm nhiều cơ hội, tiếp xúc với nhiều dự án. Bởi lẽ mỗi ngôn ngữ lập trình có từng điểm mạnh, yếu khác nhau, việc kết hợp được điểm mạnh của chúng sẽ giúp bạn cực kỳ tối ưu được hiệu quả làm việc.

  • Học một ngôn ngữ lập trình như Python, Java, Ruby, hoặc JavaScript (Node.js).
  • Hiểu biết về biến, kiểu dữ liệu, cấu trúc điều kiện, vòng lặp, và hàm.

2. Hiểu về lập trình hướng đối tượng (OOP)

OOP là một mô hình lập trình dựa trên khái niệm Object (đối tượng), mà trong đó thường chứa 2 thành phần: data và code. Bạn sẽ phải học và hiểu rõ các khái niệm như lớp (class), đối tượng (object), kế thừa (inheritance), đóng gói (encapsulation), và đa hình (polymorphism).

3. Nắm vững cơ sở dữ liệu

Như bạn đã thấy, dù là frontend, backend hay full-stack đều đòi hỏi làm việc thành thạo với cơ sở dữ liệu.

  • Học cách thiết kế, truy vấn và tối ưu cơ sở dữ liệu quan hệ như PostgreSQL, MySQL.
  • Hiểu về cơ sở dữ liệu NoSQL như MongoDB, và cách nó khác với cơ sở dữ liệu quan hệ.
  • Biết cách sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL.

4. Học về phát triển API và một số framework phổ biến

  • Hiểu về API RESTful, các chuẩn API khác như GraphQL.
  • Nắm bắt các vấn đề liên quan đến bảo mật API, versioning, và tối ưu hóa.
  • Tùy theo ngôn ngữ bạn chọn, hãy tìm hiểu một framework phổ biến. Ví dụ: Django hoặc Flask cho Python; Express.js cho Node.js; Ruby on Rails cho Ruby; Spring Boot cho Java.

5. Khám phá các khái niệm nâng cao

  • Xử lý bất đồng bộ và multi-threading.
  • Quản lý bộ nhớ và tối ưu hóa hiệu suất.
  • Cách xử lý lỗi và gỡ lỗi ứng dụng.

6. Hiểu về bảo mật

  • Hiểu về mã hóa, xác thực (authentication), và phân quyền (authorization).
  • Học cách phòng chống các lỗ hổng bảo mật phổ biến như SQL injection, CSRF, và XSS.

7. Hiểu rõ DevOps và Triển khai

  • Tìm hiểu về containerization (ví dụ: Docker) và orchestration (ví dụ: Kubernetes).
  • Khám phá các dịch vụ đám mây như AWS, Google Cloud, hoặc Azure.
  • Tìm hiểu về tự động hóa triển khai và công cụ liên tục tích hợp / liên tục triển khai (CI/CD) như Jenkins, CircleCI.

8. Hiểu về mạng và giao tiếp hệ thống

  • Hiểu về cơ bản của mạng, HTTP, cân bằng tải.
  • Tìm hiểu về cách ứng dụng giao tiếp và tương tác với nhau trong một hệ sinh thái lớn.

9. Phát triển bản thân và nâng cao năng lực cạnh tranh

backend developer
Nguồn ảnh: Wes Hicks | Unsplash

Xã hội ngày càng thay đổi và phát triển, đặc biệt là sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Các backend developer luôn phải nâng cao kỹ năng chuyên môn, cũng như liên tục cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, tham gia các cộng đồng về lập trình cũng sẽ giúp bạn trau dồi kỹ năng và học hỏi từ những người trong nghề.

Bài viết trên 200Lab đã giới thiệu về Backend Developer là gì và lộ trình trở thành Backend Developer thành thạo kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm. Mời bạn đón đọc thêm các bài viết liên quan đến lập trình backend:

Chúc bạn nhanh chóng thực hiện được ước mơ trở thành Backend Developer nhé!

Bài viết liên quan

Lập trình backend expressjs

xây dựng hệ thống microservices
  • Kiến trúc Hexagonal và ứng dụngal font-
  • TypeScript: OOP và nguyên lý SOLIDal font-
  • Event-Driven Architecture, Queue & PubSubal font-
  • Basic scalable System Designal font-

Đăng ký nhận thông báo

Đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị từ 200Lab