Để xây dựng được một ứng dụng Frontend, cần có sự kết hợp giữa HTML chịu trách nhiệm về bố cục của trang web, CSS để quản lý định dạng trực quan và JavaScript để duy trì sự tương tác.
Vậy còn Frameworks Frontend dùng để làm gì? Tại sao chúng ta cần chúng? Các bạn hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm ra được câu trả lời nhé!
Hiện có rất nhiều frameworks frontend trên web và hầu như chúng sử dụng ngôn ngữ nguồn JavaScript. Vẫn có nhiều tranh cãi trong việc chọn ra frameworks frontend tốt nhất, vì vậy để chọn được một bộ khung phù hợp với nhu cầu của mình thì bạn cần phải cân nhắc đến một số yếu tố và nhiều điều kiện đi kèm.
Frameworks là gì?
Framework là các đoạn code viết sẵn và được cấu tạo thành một bộ khung, các thư viện lập trình được đóng gói. Framework cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API và các yếu tố khác để tối giản cho việc phát triển web phong phú.
Các Frameworks Frontend Web phổ biến
1. React
React hiện là một trong những front-end framework phổ biến nhất hiện nay, nó là một thư viện dựa trên thành phần JavaScript có cú pháp JSX, được phát triển bởi Facebook và được giới thiệu lần đầu vào năm 2011.
Sau đó, vào năm 2013, nó trở thành một thư viện mã nguồn mở (open-source). React ngày càng phổ biến với hơn 3 triệu người dùng và có hơn 1,5 triệu trang web đã được tạo với sự trợ giúp của nó.
Bên cạnh đó, nó còn có một cộng đồng lớn với hơn 80% các nhà phát triển thành thạo đã có trải nghiệm tích cực về việc sử dụng React trong các dự án của họ ít nhất một lần.
Các tính năng quan trọng của React
Tính năng chính của React là virtual Document Object Model (DOM) với sự liên kết dữ liệu một chiều. Do sở hữu chức năng virtual DOM, React được ca ngợi vì hiệu suất vượt trội và được coi là một trong những framework dễ học nhất vì sự thân thiện với người dùng vì thế nó trở thành lựa chọn tốt nhất cho người mới bắt đầu.
Vì React là một thư viện, không giống như các framework khác, nó không duy trì một số tính năng quan trọng. Đó là lý do tại sao React được sử dụng để làm việc cùng với các thư viện khác, chẳng hạn như quản lý trạng thái (state management), định tuyến (routing) và tương tác với API.
Frameworks frontend này là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian trong việc phát triển giao diện tương tác vì các thành phần của React có thể sử dụng lại được.
Ưu điểm của React
- Được hỗ trợ bởi Facebook
- Được cập nhật thường xuyên
- Virtual DOM cho phép hoạt động tốc độ cao trong tư liệu
- Có thể kết hợp với nhiều thư viện JS khác
- Dễ dàng di chuyển giữa các phiên bản khác nhau
- Phù hợp cho người mới bắt đầu
Nhược điểm của React
- Thiếu tài liệu được biên soạn kỹ lưỡng
- Phức tạp trong việc học cú pháp JSX
Nên sử dụng React khi nào?
Do khả năng virtual DOM, React là lựa chọn tốt nhất cho các dự án phức tạp với số lượng block đáng kể (navigation panels, phần accordion, nút, ...) đi qua các trạng thái biến (variable), nhị phân (binary states).
React trở nên hiệu quả hơn khi được sử dụng với các thư viện khác, chẳng hạn như Redux.
Không nên sử dụng React khi nào?
React không phải là lựa chọn tốt nhất cho những developers chưa sẵn sàng viết code trên JavaScript thuần túy. Vì cú pháp JSX đòi hỏi cần bỏ nhiều công sức và thời gian để rèn luyện.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi React
Một số trang web phổ biến sử dụng React.js là Facebook, Netflix, Vivaldi Browser, Khan Academy, Asana, Pinterest, Airbnb, Reddit, BBC, UberEats.
2. Vue.js
Hơn 40% các developer JS đều sử dụng Vue.js ít nhất một lần trong sự nghiệp của họ và hơn 700 nghìn trang web đã được xây dựng với sự trợ giúp của nó.
Vue lần đầu tiên ra mắt vào năm 2014, nó được tạo ra bởi Evan You, người đứng sau sự phát triển của một khuôn khổ JS phổ biến khác - Angular.
Các tính năng quan trọng của Vue.js
Vue có tính năng virtual DOM, liên kết hai chiều, làm cơ sở cho hiệu suất tốc độ cao: giúp dễ dàng cập nhật các thành phần liên quan và theo dõi các thay đổi dữ liệu, việc cập nhật thời gian thực là một điều mà bất kỳ một ứng dụng nào cũng mong muốn.
Vue được coi là một trong những framework thân thiện nhất với người mới bắt đầu, đi kèm với tài liệu được xây dựng tốt và một cộng đồng hỗ trợ.
Vue có nhiều lựa chọn công cụ, chẳng hạn như công cụ end to end, hệ thống cài đặt plugin, công cụ gỡ lỗi trình duyệt, server renderer, trình quản lý trạng thái và những công cụ khác.
Ưu điểm của Vue.js
- Nhỏ và nhanh
- Phù hợp với người mới bắt đầu
- Tài liệu chi tiết
- Cú pháp đơn giản
- Liên kết dữ liệu hai chiều
- Có ảnh hưởng tích cực đến SEO
Nhược điểm của Vue.js
- Thiếu plugin và rào cản ngôn ngữ (nhiều nội dung tiếng Trung)
- Còn khá mới
- Hạn chế đối với các dự án lớn
- Không có doanh nghiệp mạnh đằng sau nó
Nên sử dụng Vue.js khi nào?
Vue có thể là một trong những lựa chọn tốt nhất khi bạn cần xây dựng một ứng dụng với một trang ngay từ đầu hoặc tạo một dự án tương đối nhỏ. Vue dễ dàng tích hợp với các trang máy chủ hiện có và có các tính năng mạnh mẽ chẳng hạn như ree-shaking, bundling, code-splitting,...
Không nên sử dụng Vue.js khi nào
Vue hiện vẫn là một framework tương đối mới, vì thế đối với các dự án lớn nó không thể đảm bảo mức độ ổn định, hỗ trợ và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi Vue.js?
Các thương hiệu phổ biến sử dụng Vue là Alibaba, 9gag, Reuters, Xiaomi, Ride Receipts.
3. Angular
Angular hay còn được gọi là Angular 2+, nó là một open-source framework, dựa trên TypeScript và là một trong những công cụ phát triển phần mềm phổ biến nhất hiện nay.
Hơn 600 nghìn trang web đã được phát triển với sự trợ giúp của Angular. Là một phần của hệ sinh thái JavaScript, nó được Google giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009 và đã trở nên phổ biến trong cộng đồng phát triển kể từ đó.
Khoảng 60% nhà phát triển web đã có kinh nghiệm xây dựng trang web hoặc ứng dụng của họ bằng Angular framework, trong khi hơn một nửa trong số họ tin rằng nó hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Các tính năng quan trọng của Angular
Angular (phát hành vào năm 2016) là một phiên bản cải tiến của AngularJS, với hiệu suất được tăng cường với một loạt các tính năng mạnh mẽ được bổ sung.
Angular đảm bảo sự ràng buộc dữ liệu hai chiều để đồng bộ hóa ngay model và view, vì vậy bất kỳ thay đổi nào trong view sẽ phản ánh ngay lập tức trong model và ngược lại.
Bên cạnh đó với các tính năng Directives, Angular giúp các developer tạo ra nội dung HTML động và phong phú.
Ưu điểm của Angular
- Kiến trúc dựa trên component
- Liên kết dữ liệu hai chiều
- Các ứng dụng có thể kiểm tra, tái sử dụng và quản lý cao
- Cải thiện hiệu suất máy chủ
- Cộng đồng mạnh, tài liệu đào tạo tốt,...
- Được hỗ trợ bởi Google
Nhược điểm của Angular
- Khó cho người mới bắt đầu và quá sức với các đội nhỏ hơn
- Khả năng SEO hạn chế
- Mã cồng kềnh và kích thước lớn
Nên sử dụng Angular khi nào?
Angular được thiết lập để trở thành framework tối ưu giúp tạo ra các ứng dụng quy mô lớn, quy mô doanh nghiệp.
Không nên sử dụng Angular khi nào?
Khi xây dựng một ứng dụng đơn giản với một nhóm nhỏ, Angular có thể hơi áp đảo và phức tạp, vì vậy bạn nên chọn một framework dễ dàng hơn.
Nếu bạn cần ưu tiên SEO thì framwork Angular không phù hợp, bạn nên tìm một framwork khác phù hợp hơn.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi Angular
Nhiều dịch vụ của Google được phát triển với Angular. Các thương hiệu phổ biến khác sử dụng Angular hoặc AngularJS cho các dự án web của họ là Forbes, LEGO, Autodesk, UPS, BMW và nhiều hãng khác.
4. Svelte
Svelte không phải là một framework cũng không phải là một thư viện, mà là một trình biên dịch (compiler).
Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2016 và trở nên phổ biến kể từ đó. Svelte đã trở thành một trong những frontend framework tốt nhất vào năm 2022, có ít nhất 10-15% các developer sử dụng nó và có hơn 3K trang web đã được xây dựng cho đến thời điểm này.
Svelte được biết đến như một tùy chọn phát triển front-end nhẹ và cho phép các nhà phát triển hoàn thành dự án của họ với ít coding hơn so với các frameworks khác. Ngoài ra, nó được coi là một trong những frontend frameworks nhanh nhất hiện có.
Các tính năng quan trọng của Svelte
Svelte không có virtual DOM và thúc đẩy tính mô-đun trong quá trình front-end coding. Svelte cung cấp boilerplate-free coding, bạn có thể tạo các thành phần trong HTML, CSS và JavaScript.
Sau đó, ở bước xây dựng, trình biên dịch (compiler) sẽ xử lý code thành các mã mô-đun độc lập, nhẹ trong vanilla JavaScript và tích hợp chính xác chúng vào DOM khi trạng thái thay đổi.
Do đó, Svelte không yêu cầu xử lý trình duyệt cao, không giống như React hoặc Vue và không cần tốn tài nguyên để xây dựng một virtual DOM.
Ưu điểm của Svelte
- Một trong những frontend frameworks người dùng nhanh nhất với khả năng phản hồi nhanh chóng
- Kiến trúc dựa trên thành phần với code tối thiểu
- Nhẹ, đơn giản, chạy các thư viện JS hiện có
- Không có virtual DOM
- Tối ưu hóa SEO
Nhược điểm của Svelte
- Cộng đồng người dùng chưa lớn mạnh
- Thiếu vật liệu hỗ trợ, công cụ hạn chế
- Nghi ngờ về khả năng mở rộng
Nên sử dụng Svelte khi nào?
Framework này là một lựa chọn lý tưởng cho các dự án ứng dụng nhỏ. Svelte có lợi cho các front-end developers mới bắt đầu vì nó sử dụng cú pháp đơn giản, không yêu cầu thao tác DOM và giúp tăng tốc sản phẩm web của bạn.
Không nên sử dụng Svelte khi nào?
Svelte không phù hợp cho các dự án lớn vì công cụ của nó vẫn còn có sự thiếu hụt và cộng đồng vẫn chưa ổn định.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi Svelte
Một số trang web phổ biến được phát triển với sự trợ giúp của Svelte: The New York Times, 1Password, Absolute Web, Philips BlueHive, Cashfree, Chess, Godaddy, HealthTree, Rakuten, Razorpay.
5. jQuery
jQuery được phát hành vào năm 2006, là một trong những mã nguồn mở (open-source) JavaScript frontend frameworks lâu đời nhất.
Với kinh nghiệm lâu năm, jQuery hỗ trợ JavaScript coding đỡ tốn công sức, mang lại sự đơn giản cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng người dùng lớn mạnh và giàu kinh nghiệm.
Các tính năng quan trọng của jQuery
Một trong những lý do khiến jQuery trở nên phổ biến trong nhiều năm là cách tiếp cận đơn giản việc viết code trong JavaScript.
jQuery rất linh hoạt trong việc xử lý sự kiện, nghĩa là các hoạt động nhất định của người dùng như nhấp chuột hoặc tổ hợp phím sẽ được rút ngắn xuống thành các đoạn code nhỏ dễ xử lý.
Ban đầu, nó không hỗ trợ trên di động, nhưng với phiên bản mới nhất nó đã thêm ứng dụng jQuery Mobile - hệ thống giao diện người dùng dựa trên HTML5 của framework đầu, cho phép xây dựng các ứng dụng di động gốc.
Ngoài ra, jQuery vượt trội hơn trong việc xử lý khả năng hoán đổi giữa các trình duyệt, vì vậy các kỹ sư frontend không phải lo lắng về tất cả các vấn đề tiềm ẩn trên nhiều trình duyệt.
Ưu điểm của jQuery
- Phù hợp với người mới bắt đầu
- Tương thích với tất cả các trình duyệt web phổ biến
- Sự lựa chọn tuyệt vời của các plugin
- Có một cộng đồng lớn mạnh và phát triển
- Cung cấp nhiều công cụ để thao tác DOM
- Tối ưu hóa SEO
Nhược điểm của jQuery
- Kích thước lớn: đó là một tệp JS duy nhất với tất cả các thành phần DOM, sự kiện, hiệu ứng và AJAX của nó
- Các ứng dụng được tạo bằng nó có thể chậm hơn một chút so với ứng dụng gốc API
- DOM bị coi là lỗi thời
- Thiếu lớp dữ liệu (data layer)
Nên sử dụng jQuery khi nào?
jQuery có thể là một công cụ khá hiệu quả để tạo ra các ứng dụng JavaScript trên máy tính để bàn. Code logic được tối ưu hóa jQuery hỗ trợ nhiều trình duyệt và tạo điều kiện cho nội dung động có khả năng mang lại khả năng tương tác và tìm kiếm trang web.
Không nên sử dụng jQuery khi nào?
Không giống như nhiều frameworks hiện đại, jQuery thiếu một lớp dữ liệu, vì vậy bạn phải luôn truy cập trực tiếp vào DOM và thao tác với nó, điều này làm cho quá trình trở nên phức tạp hơn.
Vì thế, nó không phải là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang muốn xây dựng giao diện người dùng phức tạp vì nó có thể dẫn đến code cồng kềnh và hiệu suất chậm.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi jQuery
Trong số các thương hiệu sử dụng jQuery cho các dự án của họ có các công ty như Twitter, Microsoft, Uber, Kickstarter, Pandora, SurveyMonkey.
6. Ember
Ember, JavaScript web framework vơi mã nguồn mở (open-source) MVVM được phát hành vào năm 2011 và đạt được mức độ phổ biến đáng kể kể từ đó.
Khoảng 14% các chuyên gia JavaScript đang sử dụng hoặc đã sử dụng nó trong các dự án của họ, với 30 nghìn trang web được phát triển. Framework này được coi là khá ổn định và hoạt động liên tục cho các nhu cầu khác nhau.
Các tính năng quan trọng của Ember
Ember cung cấp liên kết dữ liệu hai chiều đồng bộ hóa view và model trong thời gian thực. Mô-đun Fastboot.js cải thiện hiệu suất của các UIs phức tạp thông qua kết xuất DOM phía máy chủ.
Ember đi kèm với một hệ sinh thái lớn, giúp các developer giảm thiểu việc viết code, bên cạnh đó, nó có nhiều tính năng hữu ích như các công cụ định tuyến (routing) và testing tools.
Ngoài ra, nó còn có một cộng đồng người dùng năng động, tích cực và được tổ chức tốt nhất hiện nay. Theo một số nhận xét, Ember thiếu tính linh hoạt vì quy trình công việc đòi hỏi tính nghiêm ngặt và sự cụ thể, bắt buộc các nhà phát triển phải tuân theo khi sử dụng nó.
Ưu điểm của Ember
- Kết xuất phía máy chủ
- Tài liệu nhất quán
- Công cụ gỡ lỗi và kiểm tra gốc
- Liên kết dữ liệu hai chiều
- Phương pháp tập trung vào URL
- Cộng đồng được tổ chức tốt
- Hỗ trợ JavaScript và TypeScript
Nhược điểm của Ember
- Hơi khó cho người mới bắt đầu
- Không phù hợp với các dự án nhỏ
- Thiếu khả năng tái sử dụng thành phần
- Ít hoặc không có tùy chỉnh
Nên sử dụng Ember khi nào?
Do cấu trúc thành phần của nó, Ember sẽ là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn tạo một ứng dụng web phức tạp, giàu tính năng với các ứng dụng phía máy khách hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Không nên sử dụng Ember khi nào?
Vì thiếu sự linh hoạt nên các nhà phát triển chỉ có thể hoạt động trong một bối cảnh chặt chẽ. Vì thế, nó sẽ không hiểu quả khi bạn cần không gian chuyên nghiệp hơn.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi Ember
Tinder, Netflix, Apple Music, Chipotle, Blue Apron, Nordstrom, Yahoo!, LinkedIn, PlayStation Now và Vine.
7. Backbone.js
Backbone.JS là một thư viện mã nguồn mở (open-source) JavaScript miễn phí được phát triển bởi Jeremy Ashkenas, tác giả của CoffeeScript, vào năm 2010.
Khoảng 7% các nhà phát triển front-end đã trải nghiệm tích cực với Backbone.JS và nó được sử dụng trong quá trình phát triển 600 nghìn trang web (khoảng 180 nghìn trang web trực tiếp với khoảng 11% từ hàng triệu trang web hàng đầu).
Các tính năng quan trọng của Backbone.js?
Backbone.js tuân theo một khái niệm phát triển MVC / MVP: chúng khuyến khích bạn dịch dữ liệu của mình thành các model, thao tác DOM thành các view và liên kết với nhau thông qua các sự kiện.
Nói cách khác, nó đại diện cho dữ liệu của bạn dưới dạng model có thể tạo (create), xác thực (validate), loại bỏ (eliminate) và lưu (save) vào máy.
Các model này cho phép key-value và các sự kiện tùy chỉnh: mỗi khi UI mang lại những thay đổi nhất định cho một thuộc tính của model thì model sẽ tạo ra một sự kiện thay đổi.
Thay đổi được chuyển đến view xem phản ánh trạng thái của model, chúng có thể phản ứng tương ứng và tự hiển thị lại với dữ liệu mới.
Bạn không phải viết special code (glue code) tìm kiếm DOM cho các phần tử có ID cụ thể và cập nhật HTML theo cách thủ công - khi model thay đổi thì các thay đổi tương tự sẽ tự động được áp dụng cho view.
Backbone.js cung cấp các bộ sưu tập với một API phong phú gồm nhiều hàm để lắp ráp các ứng dụng web phía máy khách, xử lý sự kiện khai báo cho chế độ view và cho phép bạn kết nối tất cả với API hiện có của mình thông qua giao diện RESTful JSON.
Ưu điểm của Backbone.js
- Có thể mở rộng: hơn 100 tiện ích mở rộng có sẵn
- Ít yêu cầu đối với HTTP
- Phù hợp với người mới bắt đầu
- Kích thước nhỏ: khoảng 7.6kb khi thu nhỏ và nén
- Hướng dẫn chuyên sâu được tổ chức tốt
- Lưu trữ dữ liệu trong các model thay vì lưu trữ nó trong DOM
Nhược điểm của Backbone.js
- Thiếu sự hỗ trợ của liên kết dữ liệu hai chiều
- Kiến trúc đôi khi không rõ ràng
- Các developer cho rằng nó đang dần trở nên lỗi thời
Nên sử dụng Backbone.js khi nào?
Backbone.js là một lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn xây dựng một ứng dụng web nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên, nó sẽ hữu ích hơn khi bạn làm việc với các dự án lớn vì nó giúp tách logic ứng dụng khỏi UI, tránh spaghetti code model và do đó cho phép bạn duy trì thiết kế tốt hơn với ít code hơn.
Không nên sử dụng Backbone.js khi nào?
Backbone.js đang ngày càng giảm mức độ phổ biến, tuy nhiên nó vẫn là công cụ khá phù hợp với tính linh hoạt và mạnh mẽ giúp ích cho các developer front-end có kinh nghiệm sử dụng.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi Backbone.js
Trello, Tumbler, Uber, Pinterest, Reddit.
8.Semantic UI
Semantic UI (2014) là một framework tương đối mới trên thị trượng frontend framework. Nó được cung cấp bởi LESS và jQuery, đây là một framework cho CSS, do Jack Lukicthis, một nhà phát triển full-stack, tạo ra với ý tưởng làm cho nó dựa trên cú pháp ngôn ngữ không phải trả tiền.
Trong một thời gian ngắn, vào năm 2015 nó đã trở thành một trong những dự án JavaScript hàng đầu trên GitHub.
Các tính năng quan trọng của Semantic UI
Tuy cộng đồng người dùng của Semantic UI còn khá nhỏ nhưng họ rất siêng năng và nhiệt tình: ngay sau khi phát hành, họ đã tạo ra hàng nghìn chủ đề cho framework, hàng chục thành phần cho giao diện người dùng và gửi hàng nghìn cam kết cho GitHub.
Nó có giao diện thiết kế phẳng, tinh tế và mượt mà mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Semantic UI cung cấp bộ công cụ để định cấu hình chủ đề và CSS, JavaScript, tệp phông chữ và hệ thống kế thừa trực quan (intuitive inheritance system) vì vậy sau khi tạo code, bạn có thể chia sẻ code đó với các ứng dụng khác.
Ưu điểm của Semantic UI
- Organic code tự giải thích
- Các thành phần UI phong phú và đáp ứng nhu cầu
- Có tích hợp với React, Angular, Meteor, Ember
- Một sự lựa chọn tuyệt vời về các chủ đề có sẵn
Nhược điểm của Semantic UI
- Cộng đồng người dùng tương đối nhỏ
- Không phù hợp cho người mới bắt đầu với kiến thức hạn chế về JavaScript
- Cần có trình độ để phát triển các cấu hình tùy chỉnh
Nên sử dụng Semantic UI khi nào?
Semantic-UI là một framework cho phép UI designer và các developer cung cấp một thiết kế thanh lịch và liền mạch của các giao diện người dùng.
Không nên sử dụng Semantic UI khi nào?
Không phù hợp với các developers và designers vẫn còn thiếu kinh nghiệm với JS vì bạn phải có đủ điều kiện để phát triển các tùy chỉnh trong ứng dụng mà không phụ thuộc vào các chức năng được tạo sẵn.
Những dự án thực tế được thiết kế bởi Semantic UI
Các thương hiệu đang sử dụng Semantic UI là Snapchat, Accenture, Kmong, Digital Services, Ovrsea.
Lời kết
Bạn hãy tận hưởng bài viết này và nghiềm ngẫm chúng thật kỹ. 200Lab hy vọng nó sẽ hữu ích và giúp ích trong việc lựa chọn của bạn!
Pum
Life is short. Smile while you still have teeth :)
Bài viết liên quan
React Toastify là gì? Hướng dẫn sử dụng Toast Notification với React Toastify
Nov 21, 2024 • 7 min read
Hướng dẫn sử dụng Zustand trong NextJS
Nov 21, 2024 • 8 min read
Lazy Loading: Kỹ thuật Tối ưu Hiệu suất Website
Nov 17, 2024 • 14 min read
Hướng dẫn sử dụng Redux Toolkit và Redux Saga trong dự án React
Nov 15, 2024 • 10 min read
WebGL là gì? Hướng dẫn tạo đồ họa đơn giản với WebGL
Nov 13, 2024 • 7 min read
Test-Driven Development (TDD) là gì? Hướng dẫn thực hành TDD
Nov 13, 2024 • 6 min read