DApp là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng blockchain đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà phát triển ứng dụng.
Rất nhiều dự án DApp ra đời đã khiến nhiều người tò mò, liệu DApp là gì? Bạn có đang hiểu đúng, đủ về thuật ngữ này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
DApp là gì?
Decentralized Application hay viết tắt DApp là ứng dụng phi tập trung. Đây là ứng dụng được xây dựng trên các nền tảng blockchain như Ethereum, Binance Smart Chain hay Solana, chúng hoạt động mà không cần sự can thiệp của bất kỳ bên trung gian nào.
DApp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ ứng dụng tài chính đến xã hội, chứng khoán, bảo hiểm và cả trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Với sự phát triển của công nghệ blockchain, DApp đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng trong tương lai.
Bạn có thể xem thêm video này để hiểu rõ hơn về DApp nhé!
Ví dụ về DApp
- Uniswap: cho phép người dùng giao dịch các loại tiền điện tử khác nhau mà không cần thông qua sàn giao dịch truyền thống. Uniswap giúp tự động hóa quá trình giao dịch thông qua phát hành Token điện tử giúp đảm bảo tính minh bạch và tăng khả năng phân phối lợi nhuận cho các người tham gia.
- Augur: cho phép người dùng đặt cược trực tuyến trên các sự kiện thế giới, giúp các nhà giao dịch dự đoán lợi nhuận tốt hơn.
- Axie Infinity: trò chơi trực tuyến được tạo ra từ công nghệ Blockchain là sự kết hợp giữa non-fungible tokens (NFT) và tiền điện tử Ethereum. Hiện tại đang là game phi tập trung phổ biến nhất.
- Dentraland: là một nền tảng thực tế ảo 3D dựa trên Blockchain Ethereum, giúp người dùng mua đất, xây dựng các ứng dụng thực tế ảo đồng thời hỗ trợ kiếm tiền từ các ứng dụng đó.
- CryptoKitties: cho phép người dùng mua, bán và giao dịch các loại "kitty" số hóa. Các "kitty" này có thể được tạo ra và sở hữu trực tiếp bởi người dùng và mỗi "kitty" sẽ có một mã độc nhất để đảm bảo tính độc đáo.
- MakerDAO: cho phép người dùng vay và cho vay tiền điện tử thông qua một hệ thống thông minh. MakerDAO sử dụng một đồng tiền ảo được gọi là Dai để đảm bảo tính ổn định và đáng tin cậy của hệ thống.
Các ví dụ trên chỉ là một trong số rất nhiều DApp đang được phát triển và sử dụng trên khắp thế giới. Với tính năng phi tập trung và tính bảo mật cao, DApp đang trở thành một lĩnh vực rất tiềm năng trong tương lai.
Ứng dụng trong DApp
DApp vẫn tiếp tục thay đổi và phát triển theo thời gian, nhưng các nguyên tắc cốt lõi như tính phi tập trung và không thay đổi sẽ mãi trường tồn thời gian. Chúng ta có thể mong đợi DApp sẽ thay thế cho các ứng dụng xu hướng và có giá trị.
Có nhiều loại ứng dụng khác nhau trong DApp, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của ứng dụng. Dưới đây là một số loại ứng dụng phổ biến trong DApp:
- Hệ thống thanh toán: DApp có thể sử dụng các đồng tiền số để thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và bảo mật hơn so với các hệ thống thanh toán truyền thống.
- Hệ thống phân phối: để tạo ra các hệ thống phân phối độc lập, giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các giao dịch.
- Hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu: để giúp người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách bảo mật và đáng tin cậy.
- Hệ thống đấu giá và trò chơi: tạo ra các trò chơi và hoạt động kinh doanh mới với tính minh bạch và công bằng cao.
- Hệ thống quản lý tài sản: sử dụng các hệ thống blockchain để quản lý tài sản và các giao dịch liên quan đến tài sản, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và đáng tin cậy của hệ thống.
Những ứng dụng này có thể được kết hợp với nhau để tạo ra các ứng dụng DApp phức tạp và đa dạng giúp giải quyết các vấn đề khác nhau trong thời đại thế giới số.
Quy trình hoạt động của DApp
DApp vẫn còn mới trong nền công nghệ hiện nay, nên các ứng dụng của nó vẫn còn giới hạn trong phân khúc tài chính phi tập trung (DeFi). Quy trình làm việc của DApp gồm các bước:
- DApp chạy trên Backend, thường là trên Smart Contract
- Nếu các yêu cầu trong Smart Contract được đáp ứng, giao dịch diễn ra sẽ được ghi lại, lưu trữ và phân phối vĩnh viễn trên một sổ cái công khai.
- Sổ cái công khai sẽ hạn chế sửa đổi với chức năng bảo mật và mật mã độc đáo giúp DApp không thể phá hủy.
- Ngược lại, nếu yêu cầu trên Smart Contract không được đáp ứng, giao dịch sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Lợi ích mà DApp mang lại
DApp có nhiều ưu điểm mà các ứng dụng truyền thống chưa làm được. Một số lợi ích phổ biến nhất là:
- Quyền riêng tư: Để triển khai và tương tác với DApp, bạn không cần cung cấp danh tính ở thế giới thực.
- Kiểm duyệt miễn phí: DApp được phát triển bởi một nhà phát triển và được quản lý bởi cộng đồng người dùng. Không có thực thể nào trên mạng có thể chặn người dùng giao dịch, triển khai DApp và đọc dữ liệu từ Blockchain.
- Tính toàn vẹn dữ liệu (Data Integrity): dữ liệu được lưu trữ trên Blockchain là không bị thay đổi, mất mát trong khi lưu trữ hay truyền tin nhờ vào nguyên tắc mật mã.
- Nguồn mở: Mã nguồn mở giúp dễ dàng truy cập trên nền tảng. Developer có thể áp dụng các Smart Contract cho DApp của họ với những bảo mật hàng đầu.
- Vận hành một cách độc lập: khi DApp vận hành, nó sẽ chạy độc lập mà không cần sự tham gia của bên thứ ba.
Hạn chế của việc phát triển DApp
DApp lúc này chạy trên Ethereum chain nên phí giao dịch cao, thời gian duyệt transaction rất chậm.
Trên thực tế, khi sản phẩm vận hành thì người dùng không có thao tác với Blockchain (off-chain). Quá trình này chiếm hơn 90% dự án. Vì thế không phải DApp nào cũng minh bạch.
Smart Contract không thể thay đổi được. Nghiệp vụ có thể thay đổi theo thời gian, mà nếu lúc đó dùng Smart Contract thì nghiệp vụ không thể update được.
Các logic và nghiệp vụ của một dự án rất nhiều, nếu dùng toàn bộ lên Blockchain sẽ rất tốn phí (gas). Một hệ thống mà bạn lưu hết lên Smart Contract thì đến một lúc nào đó Smart Contract sẽ không thực thi được nữa vì phí (gas) đã quá lớn rồi.
Đây là câu chuyện phổ biến vào năm 2016 - 2018, thời điểm mà ERC-20 chỉ mang tính chất “đầu cơ” và gọi vốn là chính cho đến khi DeFi ra đời.
Lời kết
Các ứng dụng phi tập trung sẽ giúp việc giao dịch trở nên an toàn hơn, giảm thiểu các chi phí trung gian và tăng tính minh bạch trong quá trình thực hiện giao dịch. Vì vậy, việc tìm hiểu DApp và cách chúng hoạt động là điều rất quan trọng đối với những ai quan tâm đến công nghệ blockchain và sự phát triển của nó.
Bạn có thể theo dõi tiếp các bài viết về lập trình Blockchain tại trang Blog và kênh Youtube của 200Lab.
Còn nếu bạn muốn đào sâu vào những kiến thức lập trình Smart Contract và có định hướng dấn thân trở thành Blockchain Developer thì hãy tham khảo Bộ khóa học lập trình Blockchain Smart Contract của 200Lab nhé!
Pum
Life is short. Smile while you still have teeth :)
Bài viết liên quan
Web2 là gì? Web3 là gì? So sánh Web 2.0 & Web 3.0
Sep 25, 2023 • 10 min read
DeFi là gì? Tìm hiểu về Tài Chính Phi Tập Trung
Sep 08, 2023 • 13 min read
STO là gì? Kiến thức cơ bản về Security Token Offering
Sep 08, 2023 • 15 min read
Ví Bitcoin là gì? 9 ví Bitcoin hàng đầu bạn cần biết
Sep 02, 2023 • 11 min read
Blockchain là gì? Ưu & nhược điểm của các ứng dụng Blockchain
Aug 23, 2023 • 17 min read
Tìm hiểu kiểu dữ liệu Boolean trong Solidity
Sep 03, 2022 • 5 min read