Power BI là gì? Những điều cần biết về Power BI
29 Jul, 2022
Power BI là một sản phẩm văn phòng thuộc nhóm kinh doanh thông minh (Business Intelligence) do Microsoft cung cấp
Mục Lục
Theo thống kê thì vào năm 2021, datasphere toàn cầu chứa khoảng 80 zettabyte dữ liệu. Dự đoán đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên gấp đôi, đây được xem là một con số khá ấn tượng nhưng cũng khá đáng sợ. Dữ liệu thô sẽ trở nên vô dụng nếu bạn không biết cách sử dụng.
Power BI sẽ giúp bạn sắp xếp và tổng hợp dữ liệu thô này. Vậy Power BI là gì? Ai là người cần sử dụng chúng? Vì sao cần sử dụng chúng? Làm sao để download được Power BI? Hãy theo dõi bài viết này của 200Lab để tìm ra được câu trả lời bạn nhé!
Lịch sử hình thành Power BI
Power BI bắt đầu hình thành vào năm 2006 với sản phẩm trí tuệ của Thierry D’hers và Amir Netz từ nhóm SQL Server Reporting Services đến từ Microsoft. Vào thời điểm đó, nó là một dự án đã được phân loại với tên code là “Gemini”.
Dự án Gemini đã khai thác tối đa sức mạnh SQL Server Analysis Services (SSAS) của Microsoft và biến nó thành một công cụ lưu trữ trong bộ nhớ.
Gemini ra mắt lần đầu tiên vào năm 2009 với tên gọi “PowerPivot”, là một phần mở rộng miễn phí của Excel. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mãi cho đến khi một chuyên gia của Microsoft PowerPivot tên là Rob Collie viết blog về nó dành cho người dùng Excel.
Sau đó, công ty đã thêm Data Explorer (sau này đổi tên thành Power Query) vào menu bổ trợ Excel của mình. Nhưng thật không may khi việc gửi email cho các tệp Excel lớn đã xảy ra một số vấn đề, mặc cho PowerPivot và Power Query có thể truy cập rộng rãi và cực kỳ phổ biến.
Vào năm 2015, Microsoft đã ghép nối hai phần bổ trợ và đổi tên thành công cụ thông minh kinh doanh (business intelligence tool) là “Power BI”.
Trước khi ra mắt chính thức, nó đã thu hút và tạo ấn tượng cho hơn 500.000 người dùng muốn đăng ký để thử nghiệm sản phẩm. Chỉ vài tháng sau cuộc thử nghiệm, Power BI chính thức ra mắt công chúng.
Power BI là gì?
Power BI là một sản phẩm văn phòng thuộc nhóm kinh doanh thông minh (Business Intelligence) do Microsoft cung cấp cho phép bạn trực quan hóa dữ liệu của mình và chia sẻ thông tin chi tiết.
Nó là sự kết hợp giữa phân tích kinh doanh (business analytics) và trực quan hóa dữ liệu (data visualization) giúp tổ chức đưa ra quyết định hiệu quả và tối ưu hơn trong tương lai.
Power BI sẽ giúp bạn xây dựng các biểu đồ và đồ thị dựa theo dữ liệu đó để trực quan hóa dữ liệu.
Ở cấp độ cao nhất, Power BI sẽ cho phép các tổ chức lấy dữ liệu thô từ nhiều hệ thống dựa trên đám mây (SaaS), sau đó chuyển đổi nó thành dữ liệu bằng cách sử dụng giao diện người dùng (UI).
Tại sao Power BI lại trở nên phổ biến?
Power BI hiện có hơn 5 triệu người dùng và được sử dụng bởi hơn 200.000 công ty. Nó được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan phân tích trang web và các công ty chuyên về Business Intelligence. Dưới đây là những lý do giúp Power BI trở nên ngày càng phổ biến:
Truy cập vào khối lượng dữ liệu từ nhiều nguồn
Power BI có thể truy cập khối lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn. Nó cho phép bạn xem, phân tích và trực quan hóa số lượng lớn dữ liệu không thể mở được trong Excel.
Một số nguồn dữ liệu quan trọng có sẵn trong Power BI là Excel, CSV, XML, JSON, pdf,... Power BI sử dụng các thuật toán nén để nhập và lưu trữ dữ liệu trong tệp.PBIX.
Tính năng UI/UX
Power BI giúp mọi thứ trở nên hấp dẫn về mặt hình ảnh. Nó có chức năng kéo và thả dễ dàng, bên cạnh đó, nó còn có tính năng cho phép bạn sao chép tất cả các định dạng trên các hình ảnh tương tự.
Tích hợp Excel
Power BI giúp thu thập, phân tích, xuất bản và chia sẻ dữ liệu kinh doanh trong Excel. Bất kỳ ai quen với hệ điều hành Office 365 đều có thể dễ dàng kết nối các truy vấn Excel, mô hình dữ liệu và báo cáo với Power BI Dashboards.
Tăng tốc chuẩn bị dữ liệu lớn với Azure
Sử dụng Power BI với Azure cho phép bạn phân tích và chia sẻ khối lượng lớn dữ liệu. Azure data lake giúp bạn giảm thời gian tìm kiếm các thông tin chi tiết và tăng cường hợp tác với các nhà phân tích kinh doanh, kỹ sư dữ liệu và nhà khoa học dữ liệu.
Chuyển thông tin chi tiết thành hành động
Power BI giúp bạn có được thông tin chi tiết từ dữ liệu và chuyển những thông tin chi tiết đó thành hành động nhằm đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu.
Phân tích thời gian thực
Power BI sẽ giúp bạn thực hiện phân tích thời gian thực (Real-time Stream Analytics). Nó sẽ giúp bạn fetch data từ nhiều nguồn truyền thông xã hội để có quyền truy cập vào phân tích thời gian thực, vì vậy bạn luôn có thể sẵn sàng đưa ra được các quyết định kinh doanh.
Các thành phần của Power BI
Power Query
Power Query là sự chuyển đổi dữ liệu và kết hợp động cơ. Nó cho phép bạn khám phá, kết nối, kết hợp và tinh chỉnh các nguồn dữ liệu để đáp ứng nhu cầu phân tích. Nó được tải xuống dưới dạng add-in cho Excel hoặc có thể được sử dụng như một phần của Power BI Desktop.
Power Pivot
Power Pivot là một kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu cho phép bạn tạo mô hình dữ liệu, thiết lập mối quan hệ và tạo các phép tính. Nó sử dụng ngôn ngữ Data Analysis Expression (DAX) để lập mô hình dữ liệu đơn giản và phức tạp.
Power View
Power View là công nghệ có sẵn trong Excel, Sharepoint, SQL Server và Power BI. Nó cho phép bạn tạo biểu đồ, đồ thị, bản đồ để tương tác với các hình ảnh trực quan khác giúp dữ liệu của bạn trở nên sống động hơn. Ngoài , nó còn có thể kết nối với các nguồn dữ liệu và lọc dữ liệu cho từng phần tử (element) trực quan hóa dữ liệu hoặc toàn bộ báo cáo.
Power Map
Power Map của Microsoft dành cho Excel và Power BI là công cụ trực quan hóa dữ liệu 3D cho phép bạn lập bản đồ dữ liệu của mình, và vẽ hơn một triệu hàng dữ liệu một cách trực quan trên Bing maps ở định dạng 3D từ bảng Excel hoặc Data Model trong Excel.
Power Map hoạt động với Bing maps để có hình ảnh trực quan tốt nhất dựa trên thông tin về vĩ độ, kinh độ, quốc gia, tiểu bang, thành phố hoặc địa chỉ.
Power BI Desktop
Power BI Desktop là một công cụ phát triển cho Power Query, Power Pivot và Power View. Với Power BI Desktop, bạn có thể phát triển BI và trải nghiệm phân tích dữ liệu một cách dễ dàng hơn.
Power Q&A
Tính năng Q&A trong Power BI cho phép bạn khám phá dữ liệu của mình bằng từ ngữ của riêng bạn.
Ví dụ như tổng doanh thu năm ngoái là bao nhiêu? Khi bạn đã xây dựng mô hình dữ liệu của mình và triển khai mô hình đó vào trang web Power BI, thì bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời một cách nhanh chóng.
Các tính năng của Power BI
- Kết nối trực tiếp với Excel và dễ dàng tích hợp với các sản phẩm khác của Microsoft.
- Khả năng nén dữ liệu và trích xuất thông tin chi tiết từ các tập dữ liệu lớn - lên đến 100 triệu hàng so với 1 triệu đối với Excel.
- Khả năng tùy chỉnh bằng R và Python.
- Cho phép người dùng xây dựng bản đồ tương tác (interactive maps).
- Sử dụng Power Query để import, filter và translate dữ liệu.
- Khả dụng cho cả các thiết bị di động trong tất cả các phiên bản.
- Đối với phiên bản Pro và Premium, người dùng có thể sử dụng lại bộ dữ liệu trên nhiều nền tảng và báo cáo.
- Microsoft lắng nghe ý kiến đóng góp của người dùng và điều chỉnh Power BI cho phù hợp với các bản cập nhật hàng tháng thông qua cộng đồng trực tuyến.
Ai sử dụng Power BI?
Power BI với các phiên bản sử dụng đáp ứng được hầu hết nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí là với cả bất kỳ người dùng nào. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được Power BI.
Hiện Power BI được các công ty lớn sử dụng như Nestle, Adobe, Ricoh, HP, Bayer Pharmaceuticals, Carnegie Mellon University, BP và hàng ngàn tổ chức toàn cầu lớn khác.
Ngoài ra, Power BI là nguồn đóng, vì thế các nhà khoa học dữ liệu thấy nó bị hạn chế. Tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ tuyệt vời cho các nhà phân tích dữ liệu.
Ưu điểm của Power BI
- Các hình ảnh trực quan hóa - Một trong những điểm mạnh nhất mà Power BI có chính là các hình ảnh trực quan hóa dữ liệu. Nó có chức năng thả và kéo, cho phép bạn sửa đổi giao diện của báo cáo một cách dễ dàng, dù cho bạn là người mới. Bên cạnh đó, bạn còn có thể áp dụng các bộ lọc và tương tác trực tiếp với ứng dụng.
- Sự liên kết bền chặt - Power BI cho phép người dùng cộng tác trong thời gian thực. Với dịch vụ Power BI, nhiều người có thể làm việc trên cùng một tệp cùng một thời điểm.
- Khả năng kết nối - Power BI kết nối với nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm Excel, cơ sở dữ liệu SQL Server, Google Analytics, phân tích truyền thông xã hội, nguồn Azure, nguồn dựa trên đám mây,...
- Tích hợp Excel – Người dùng có thể tải và xem dữ liệu Power BI trong Excel, điều này sẽ đặc biệt có lợi khi bạn sử dụng báo cáo dạng bảng.
- Khả năng kết nối chưa từng có - Power BI dựa trên đám mây vì thế có thể truy cập và trích xuất dữ liệu với bất kỳ hệ thống hoặc ứng dụng nào.
- Personal Gateway - cho phép người dùng xác thực cả dữ liệu nằm ngoài tường lửa. Sau đó, thông qua Power BI dựa trên đám mây mà người dùng có thể sử dụng dữ liệu đó.
- Dung lượng dữ liệu lớn - Power BI có thể xử lý 100 triệu hàng dữ liệu.
- Cập nhật thông minh và tự động - Power BI cập nhật tự động sau khi tính đến trải nghiệm thực của người dùng.
- Power BI Embedded - Cho phép các nhà phát triển nhúng hoặc thêm báo cáo Power BI vào các ứng dụng và trang web.
Bên cạnh ưu điểm thì cũng không thể thiếu nhược điểm, dưới đây là các nhược điểm của Power BI.
Nhược điểm của Power BI
- Không thiết kế được đối với các bảng phức tạp - Power BI sẽ gặp khó khăn khi xử lý liên kết giữa các bảng. Vì thế, người dùng cần đảm bảo rằng các mô hình dữ liệu bổ sung chỉ có một trường duy nhất, nếu không Power BI sẽ bị nhầm lẫn giữa các bảng.
- ulky UI - Giao diện người dùng của Power BI chỉ đang tập trung vào các biểu tượng và tùy chọn, vì thế vẫn còn một số hạn chế như chế độ chặn xem trang tổng quan và báo cáo.
- Cấu hình của hình ảnh bị hạn chế - Microsoft có nhiều hình ảnh đa dạng với Power BI. Tuy nhiên, trong khi người dùng hiếm khi cần cấu hình của hình ảnh thì các tùy chọn và tùy chỉnh lại bị hạn chế.
- Công thức DAX của Power BI đôi khi bị cho là cứng nhắc - Power BI được xây dựng xung quanh DAX như một ngôn ngữ biểu đạt, vì thế DAX có thể là một thách thức, vì việc kết nối nhiều hơn hai phần tử (elements) đã khiến các câu lệnh bị lồng vào nhau.
- Phức tạp - Về bản chất, Power BI là một công cụ trực quan, tương đối đơn giản để nhập dữ liệu và tạo báo cáo. Tuy nhiên, nhiều công cụ có liên quan với nhau lại làm tăng độ phức tạp của nó lên.
- Closed-source - Như với tất cả các sản phẩm thuộc bộ Microsoft Office, Power BI cũng là closed-source.
Lời kết
Hy vọng thông qua bài chia sẻ này của 200Lab có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Power BI cũng như các tính năng, ưu điểm và nhược điểm mà nó mang lại.
Nếu bạn có định hướng trở thành Data Analyst chuyên nghiệp thì bạn có thể tham khảo bộ khóa học toàn diện chuyên nghiệp với combo 4 khóa học trong 1 bootcamp của 200Lab tại đây.
Ngoài ra, bạn có thể nhấn vào link này để tham gia vào nhóm và nhận thêm nhiều tài liệu hữu ích khác về Data nhé!