Facebook Pixel

Software Architect là gì? Lộ trình trở thành Software Architect

27 Nov, 2023

Software Architect là gì? Lộ trình trở thành Software Architect

Mục Lục

Software Architect thường là đích đến của những lập trình viên sau nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm làm việc.

Software Architect là gì?

Software Architect (SA) trước hết là một Software Engineer (SE) nhưng có nhiệm vụ thiết kế, lựa chọn các cấu trúc cơ bản của hệ thống phần mềm, đồng thời đảm bảo rằng kiến trúc phần mềm đó phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, kinh doanh và khả năng vận hành của dự án. Từ đó, có thể khẳng định một SA là một SE, những một SE chưa chắc là một SA.

Nhiệm vụ của Software Architect

Phân tích yêu cầu và mục tiêu

Đầu tiên, việc hiểu rõ và phân tích yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kinh doanh và mục tiêu của dự án là một điều tối quan trọng để đảm bảo sự lựa chọn được kiến trúc phần mềm đáp ứng được những yêu cầu này.

Thiết kế kiến trúc ở nhiều cấp độ cho các nhu cầu nghiệp vụ/khách hàng

Xác định cấu trúc tổng thể và thiết kế các thành phần, mô-đun, giao diện, và giao thức truyền thông để đảm bảo rằng hệ thống phần mềm hoạt động một cách hiệu quả và linh hoạt.

Lựa chọn công nghệ và công cụ

Quyết định sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công nghệ, cơ sở dữ liệu, và công cụ phát triển phù hợp với dự án, đảm bảo được sự lựa chọn này là khả thi.

Hỗ trợ cho SE/Developer hiểu và triển khai được các kiến trúc này

Làm việc chặt chẽ với các nhóm phát triển, kiểm thử, và vận hành để đảm bảo rằng kiến trúc được triển khai một cách hiệu quả và đúng đắn.

Giao tiếp và báo cáo

Giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm quản lý dự án, đối tác, và khách hàng, để đảm bảo mọi người đều hiểu về kiến trúc và tiến độ dự án.

Con đường sự nghiệp phát triển thành Software Architect

Có 2 lộ trình để trở thành Software Architect bạn nên tham khảo. Dù là lộ trình nào cũng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu bạn cần khắc phục.

Từ SE/Developer chuyển sang SA

Đây là lộ trình phổ biến trên con đường sự nghiệp trở thành một Software Architect thực thụ. Bạn sẽ có rất nhiều điểm mạnh như đã có kiến thức hệ thống về nền tảng về lập trình, thiết kế được các hệ thống cơ bản và có thể triển khai được, có thể hỗ trợ các bạn SE/Dev khác trong quá trình làm dự án. Ngoài ra, bạn cần phải trau dồi thêm kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, đàm phán với khách hàng để mang lại kết quả tốt nhất cho dự án.

Từ các ngành khác chuyển sang SA

Vẫn có cơ hội cho các bạn ít làm việc liên quan đến lập trình trở thành SA, tuy nhiên trở ngại lớn nhất vẫn là những kiến thức chuyên môn, đặc thù về ngành. Bạn sẽ cần phải học hỏi rất nhiều về những thuật ngữ chuyên ngành để có thể diễn giải được các yêu cầu từ khách hàng, đối tác và làm việc với các bạn SE/Engineer. Đặc biệt bạn sẽ cần sự mentor từ Senior SA để có thể phát triển về chuyên môn. Điểm mạnh của bạn sẽ là kỹ năng mềm tốt, khả năng nắm bắt được vấn đề cũng như có kỹ năng đàm phán, thuyết phục các bên liên quan.

Lộ trình trở thành Software Architect

Với phân tích về con đường sự nghiệp trở thành Software Architect, chắc hẳn các bạn cũng nhận thấy việc có những kiến thức chuyên môn vững chắc là cực kỳ quan trọng, bên cạnh đó là liên tục trau dồi kỹ năng mềm. Lộ trình dưới đây 200Lab gợi ý sẽ giúp bạn từng bước đạt được mục tiêu trở thành SA

Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình

Hiện tại có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, và mỗi ngôn ngữ lại phù hợp với từng nhu cầu, chức năng khác nhau của ứng dụng. Việc thông thạo và hiểu biết nhiều ngôn ngữ lập trình giúp bạn có cái nhìn tổng quát, đưa ra những chiến lược đúng đắn và mang đến thành công cho dự án.

Bạn có thể bắt đầu học lập trình với nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến trong các dự án như C ++, Python, Ruby, Go, v.v. Luyện tập thành thạo những ngôn ngữ này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội làm việc với những dự án lớn.

Có kiến thức vững chắc về kiến trúc hệ thống, DevOps v.v

Điểm khác biệt với SE/Developers chính là ở việc bạn thành thạo các kiến thức về mô hình kiến trúc hệ thống, như microservices, monolith, SOA, và những mô hình khác. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững nguyên lý thiết kế như SOLID principles, DRY, KISS, YAGNI, và các nguyên lý thiết kế khác.

Phát triển thêm các kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, đàm phán và thuyết phục chắc chắn là những kỹ năng bạn cần trau dồi để phát triển dễ dàng hơn trên còn đường trở thành một SA chuyên nghiệp. Hơn nữa, việc giải quyết vấn đề tốt, đưa ra những giải pháp mới, hiệu quả và sáng tạo chắc chắn sẽ khiến bạn thành công hơn nữa trong lĩnh vực này.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn có những cái nhìn tổng quát về vị trí Software Architect cũng như lộ trình trở thành một SA chuyên nghiệp. Mời bạn đọc thêm những bài blog liên quan đến chủ đề này như

Bài viết liên quan

Lập trình backend expressjs

xây dựng hệ thống microservices
  • Kiến trúc Hexagonal và ứng dụngal font-
  • TypeScript: OOP và nguyên lý SOLIDal font-
  • Event-Driven Architecture, Queue & PubSubal font-
  • Basic scalable System Designal font-

Đăng ký nhận thông báo

Đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị từ 200Lab