Cryptocurrency là gì? Những điều cần biết về Cryptocurrency
04 Jun, 2022
Pum
AuthorTiền mã hóa (Cryptocurrency) là thuật ngữ được ghép từ hai từ mã hoá/mật mã (Cryptography) với tiền tệ (Currency). Đây là tiền điện tử được bảo mật bằng kỹ thuật mã hóa
Mục Lục
Cryptocurrency là gì? Cryptocurrency hoạt động ra sao? Vì sao Cryptocurrency ngày càng trở nên phổ biến? Bạn cần biết gì về chúng?
Theo dõi bài viết dưới đây bạn sẽ biết được câu trả lời, đồng thời bạn sẽ hiểu được lý do vì sao tiền mã hoá lại trở thành lựa chọn đầu tư cho hầu hết mọi người trong giới tài chính.
Cryptocurrency là gì?
Tiền mã hóa (Cryptocurrency) là thuật ngữ được ghép từ hai từ mã hoá/mật mã (Cryptography) với tiền tệ (Currency). Đây là tiền điện tử được bảo mật bằng kỹ thuật mã hóa, dựa trên cơ sở khai thác sức mạnh của máy tính kết hợp Internet. Công nghệ này gọi chung là Blockchain - nền tảng của tiền mã hoá.
Cryptocurrency có tiềm năng lưu trữ, phát triển giá trị cũng như có các hoạt động mua và bán. Điều đó đã góp phần giúp tiền mã hóa lọt vào “mắt xanh” của nhiều nhà đầu tư.
Các giao dịch tiền mã hoá sẽ được ghi lại trên một sổ cái phi tập trung. Sổ cái này được gọi là Blockchain. Khi có hoạt động mua bán tiền mã hoá, giao dịch sẽ được thêm vào Blockchain. Đối với mỗi giao dịch được thêm vào Blockchain sẽ có một quy trình xác thực kỹ thuật số để xác minh và ngăn chặn gian lận.
Nhiều đọc giả sẽ nhầm lẫn "tiền điện tử" và "tiền mã hoá", thật ra chúng khác nhau. Nhưng phần lớn mọi người sẽ nhắc về tiền điện tử giống như tiền mã hoá.
Liệu Cryptocurrency có an toàn?
Blockchain được xem là hỗ trợ tiền mã hoá an toàn vì bản chất phi tập trung cùng với quy trình mã hóa mỗi giao dịch, nhưng điều đó không có nghĩa là nó an toàn 100%. Vì hiện tại, tiền mã hoá vẫn chưa được chính phủ công nhận, nên nó vẫn chưa được bảo vệ như các loại tiền tệ tiêu chuẩn khác.
“Nếu một công ty tiền tệ ảo thất bại, chính phủ sẽ không chi trả cho sự tổn thất này” - Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng cảnh báo trong một thông báo năm 2014 về tiền mã hoá.
Các thuật ngữ trong Cryptocurrency bạn nên biết
- Blockchain (bạn hãy xem thêm bài viết này để hiểu rõ hơn Blockchain là gì nhé!)
- Phi tập trung (Decentralized): Trong bối cảnh tiền điện tử, thuật ngữ phi tập trung có nghĩa là tiền tệ chưa nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính khác.
- Công nghệ sổ cái phân tán (DLT): Là bản ghi kỹ thuật số phi tập trung. Hồ sơ sẽ được lưu trữ trên nhiều vị trí cùng lúc và sau khi giao dịch được ghi lại sẽ là vĩnh viễn. Blockchain là một loại DLT, công nghệ có thể phục vụ một số mục đích khác ngoài phạm vi giao dịch tiền điện tử.
- Bitcoin: Tiền điện tử đầu tiên, cho đến nay vẫn là tiền điện tử phổ biến nhất.
- Altcoin: là từ ghép của Alternative (thay thế) và Coin để tạo thành "Altcoin", dùng để chỉ tất cả các loại coin/token khác ngoài Bitcoin. Một số Altcoin phổ biến ngày nay gồm: Ethereum, Dogecoin và Litcoin. Các Altcoin này đều có tính năng và mục đích khác nhau.
- Trao đổi (Exchange): Một thị trường nơi bạn có thể mua và bán tiền điện tử.
- Ví (Wallet): Nơi lưu trữ tiền điện tử của bạn.
Cryptocurrency trở nên phổ biến như thế nào?
Cryptocurrency an toàn và bảo mật với các giao dịch trực tuyến nhưng khả năng đầu tư lại là điểm sáng thu hút mọi người nhất. Với những nhà đầu tư không thể tận dụng ngân hàng truyền thống thì việc dễ dàng truy cập vào tiền điện tử trực tuyến đã mở ra cho họ một cách khác để đầu tư.
Dưới đây là những lý do chính giúp Cryptocurrency trở nên ngày càng phổ biến:
Phi tập trung
Vì không có sự kiểm soát của chính phủ, mọi người có thể bán và mua tiền điện tử một cách tự do. Giá trị của các loại tiền tệ này giao động liên tục, vậy nên mọi người nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào chúng.
Bên cạnh đó, lĩnh vực này bị cấm ở một số nước như Trung Quốc, Iraq, Morocco và Tunisia trong đó có cả Việt Nam.
Bảo mật
Bảo mật là một vấn đề luôn luôn xuất hiện khi ai đó hỏi về tiền điện tử. Blockchain sẽ cung cấp một hệ thống an toàn, mạnh mẽ để người dùng giao dịch với nhau..
Các lựa chọn đầu tư
Khi thế giới tài chính chuyển sang hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, giúp mọi người đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số này với ưu điểm nhanh và tiện. Việc thiết lập ví Bitcoin cũng như hoạt động mua và bán được thiết lập rất dễ dàng.
Các loại Cryptocurrency
Tính đến thời điểm hiện tại, có tới hơn 3000 loại tiền điện tử có trên CoinMarketCap. Chưa kể, vẫn còn một số loại tiền điện tử vẫn chưa được cập nhật lên hệ thống.
Về cơ bản, Crypto được chia làm 2 loại là: Coin và Token. Cụ thể:
- Coin: Là loại tiền tệ được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain hoàn toàn độc lập. Nó có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh toán, tài chính, bảo mật, ứng dụng,... Hiện có 2 loại coin phổ biến là Bitcoin và Altcoin. Bitcoin có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch lớn nhất, đứng đầu trên các loại tiền điện tử. Altcoin là các loại coin khác ngoài Bitcoin (gồm Ethereum, Tether, Litecoin,…)
- Token: Là loại tiền được phát hành dựa trên những dự án được xây dựng từ một Blockchain cụ thể. Nó hoạt động trên nền tảng Blockchain của coin nào đó. Hầu hết các Token sử dụng Blockchain của Ethereum, số khác phát triển trên nền tảng như Solana, Avalanche,...
Cách Cryptocurrency hoạt động
- Khai thác/Đào: Các thợ đào sẽ cố gắng giải mọi bài toán phức tạp nhất liên quan tới các khối Blockchain và ghi lại nó sau đó nhận được phần thưởng tương ứng.
- Sàn giao dịch: Đây là nơi bạn có thể mua - bán hoặc giao dịch tiền điện tử
- Ví điện tử: Là các chương trình phần mềm có lưu trữ khóa riêng (private key) hoặc khóa công khai (public key), cho phép người sử dụng có thể gửi, nhận tiền mã hóa hoặc theo dõi số dư của mình.
Các Cryptocurrency phổ biến và cách hoạt động của chúng
1. Bitcoin (BTC)
Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, với nguồn gốc được xuất bản năm 2008, cho đến nay vẫn là tiền điện tử nổi tiếng nhất. Nó hoạt động trên Blockchain của riêng mình, với các giao dịch được xác minh bởi một đội quân khai thác phi tập trung. Vào tháng 1/2022, Bitcoin là tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn nhất, ở mức 896 tỷ USD.
2. Ether (ETH)
Ether là tiền điện tử chạy trên Blockchain Ethereum. Giống như Bitcoin, Ether hoạt động trên Blockchain của riêng mình. Nhưng khác với Bitcoin, Ether không được khai thác.
Ethereum cũng hỗ trợ các hợp đồng thông minh (Smart Contract) chạy trên Blockchain Ethereum và được thực hiện tự động khi đáp ứng một số điều kiện nhất định.
3. Binance Coin (BNB)
Binance Coin có nguồn gốc từ Binance, được xem là trao đổi tiền điện tử lớn nhất thế giới vào năm 2021. Khi người dùng lựa chọn thanh toán bằng BNB cho các giao dịch trao đổi, phí sẽ được giảm.
Điều này đã khuyến khích mọi người áp dụng Binance Coin, làm nó trở thành một trong những loại tiền điện tử lớn nhất trên thị trường.
4. Solana (SOL)
SOL là đồng tiền gốc của nền tảng Solana, hoạt động trên hệ thống Blockchain, giống như Ethereum và Bitcoin. Mạng của Solana có thể thực hiện 50.000 giao dịch mỗi giây, khiến nền tảng này đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư muốn giao dịch nhanh chóng.
Ngoài ra còn có các loại Cryptocurrency khác như: Tether (USDT), XRP, Cardano (ADA), Terra (LUNA), Avalanche (AVAX),..
Cách lưu trữ tiền điện tử
Bạn cần lưu trữ tiền điện tử sau khi mua một cách an toàn để bảo vệ nó khỏi bị hack hoặc trộm cắp. Thông thường, tiền điện tử được lưu trữ trong ví tiền điện tử giúp lưu trữ các khóa riêng cho tiền điện tử của bạn một cách an toàn.
Các thuật ngữ "ví nóng" và "ví lạnh" được sử dụng:
Ví nóng: là dạng ví lưu trữ online giúp lưu trữ tiền điện tử sử dụng phần mềm trực tuyến . Vì đặc tính luôn kết nối internet nên sẽ có mức độ sẵn sàng cao, dễ dàng giao dịch hằng ngày.
Ví lạnh: Không giống như ví nóng, ví lạnh (còn được gọi là ví phần cứng) dựa vào các thiết bị điện tử ngoại tuyến để lưu trữ an toàn các Private Key. Thông thường, khi không có nhu cầu giao dịch thường xuyên thì ví lạnh luôn là sự lựa chọn phù hợp.
Lời kết
200Lab hy vọng là thông qua bài viết này, bạn đã biết được lý do vì sao tiền điện tử lại trở thành lựa chọn đầu tư cho hầu hết mọi người. Cũng như đã nắm được những khái niệm cơ bản về Cryptocurrency giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này.
Bạn có thể theo dõi tiếp các bài viết về lập trình Blockchain tại trang Blog và kênh Youtube của 200Lab.
Còn nếu bạn muốn đào sâu vào những kiến thức lập trình Smart Contract và có định hướng dấn thân trở thành Blockchain Developer thì hãy tham khảo Bộ khóa học lập trình Blockchain Smart Contract của 200Lab nhé!