Hello mọi người, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu một kiểu dữ liệu cơ bản khi lập trình Smart Contract trên Ethereum Blockchain đó chính là (Unsigned) Integer. Nếu mọi người chưa biết gì về ngôn ngữ Solidity thì hãy tham khảo thêm video bên dưới nha:
1. Định nghĩa:
Trong trường hợp bạn không biết chính xác kiểu dữ liệu Integer là gì, mình sẽ cùng nhau tìm hiểu định nghĩa về kiểu dữ liệu này trên trang Wikipedia nhé!
An integer [...] is colloquially defined as a number that can be written without a fractional component. For example, 21, 4, 0, and −2048 are integers, while 9.75, 5+1/2, and √2 are not.
(Đọc thêm tại https://en.wikipedia.org/wiki/Integer)
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu, kiểu dữ liệu Integer là tập hợp các số nguyên (bao gồm nguyên dương và nguyên âm), không chứa số thập phân. Còn khi ta thêm keyword Unsigned nghĩa là mình đang loại trừ các số nguyên âm đi. Từ đó mình dễ dàng nhận biết được có 2 kiểu dữ liệu Integer chính bao gồm:
- int - signed integers (bao gồm số dương và số âm).
- uint - unsigned integers (chỉ có số dương mà thôi).
Ví dụ, nếu như mình khai báo 1 biến có kiểu dữ liệu là uint8
thì khoảng giá trị cho phép của biến đó sẽ chạy từ 0 -> 255. Tuy nhiên, nếu 1 biến có kiểu dữ liệu là int8
sẽ có khoảng giá trị từ -128 -> 127. Lúc này bạn sẽ thắc mắc tại sao những biến này lại có khoảng giá trị trên đúng không? Đó là bởi vì giá trị được tính là 2^8 -1 = 255.
Ngoài ra, trong Solidity còn có thêm 1 kiểu khác đó chính là (u)int256
. Đây là kiểu dữ liệu được sử dụng thông thường nhất, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trong hầu hết các Smart contract dưới dạng viết tắt là u(int)
.
2. Code demo:
Mình có làm 1 clip cho phần demo này, nếu bạn thích xem và theo dõi trực tiếp thì hãy xem video bên dưới nha! Còn không thì bạn cứ tiếp tục đọc tiếp bài viết phía dưới
Tiếp theo là mình sẽ khởi tạo 1 Smart Contract đơn giản để tìm hiểu cách khai báo và sử dụng Integer trong việc lập trình Smart Contract nhé! Đầu tiên là bạn bật Remix Editor Online lên và tạo 1 file Solidity tên là IntegerExample.sol
Bạn có thể đọc thêm về hướng dẫn sử dụng Remix và lập trình Smart contract đầu tiên ở bài viết bên dưới nhé!
Trước tiên, chúng ta sẽ khai báo version Solidity mà mình sử dụng đó chính là 0.8.1 và anh chị lưu ý mình nhớ khai báo dòng đầu tiên vào mỗi file Solidity của chúng ta nhé! Nếu không có dòng đó thì chương trình chúng ta sẽ warning và không thể compile được Smart contract.
// SPDX-License-Identifier: GPL-3.0
pragma solidity ^0.8.1;
contract IntegerExample {
}
Mình sẽ khai báo 1 biến public có kiểu dữ liệu uint tên là myUint
để tương tác. Trước khi thực hiện các bước tiếp theo mình xin lưu ý với anh chị hai điều sau:
- Tất cả các biến trong Solidity nếu như anh chị khởi tạo mà không gán giá trị cho nó thì tự động nó sẽ được gán một giá trị mặc định.
- Một biến bất kì khi được khai báo public sẽ tự động khởi tạo 1 getter function để bên ngoài có thể xem được giá trị hiện tại của biến đó.
Sau đó, mình sẽ thực hiện việc Compile & Deploy contract IntegerExample của chúng ta. Sau khi deploy thành công, mình sẽ thấy trên Remix sẽ hiển thị chúng ta một cái khung UI để chúng ta có thể dễ dàng "tương tác" với Smart contract.
Như mình có lưu ý với mọi người ở trên nếu như biến được khai báo public sẽ tự động khởi tạo getter function tương ứng với biến đó. Hình trên cho chúng ta thấy Remix đã tự động khởi tạo 1 cái button tương ứng với getter function cho biến myUint
và khi nhấn thử vào nút myUint
trên giao diện chúng ta sẽ thấy được giá trị hiện tại cũng là giá trị mặc định của biến là 0.
Tiếp theo, mình sẽ viết thêm 1 function có tên là setNewValue
để cập nhật lại giá trị mới cho biến myUint
như sau:
// SPDX-License-Identifier: GPL-3.0
pragma solidity ^0.8.1;
contract IntegerExample {
uint public myUint;
function setNewValue(uint newValue) public {
myUint = newValue;
}
}
Sau đó, mình sẽ xoá contract cũ đi và deploy lại 1 contract mới. Anh chị xoá contract hiện tại bằng cách nhấn vào icon Trash như hình dưới:
Contract mới sau khi được deploy sẽ có thêm một nút button setNewValue
và một ô Text input cạnh bên tương ứng với tham số đầu vào newValue
của function setNewValue
để mình có thể nhập vào giá trị mới.
Mình sẽ nhập vào số 69 và nhấn nút setNewValue
rồi sau đó nhấn vào nút myUint
để xem giá trị hiện tại của biến myUint
.
Lúc này, biến myUint
đã được cập nhật lại giá trị mới là 69 rồi đó 😆.
Tổng kết
Và đó là toàn bộ phần tìm hiểu cơ bản về kiểu dữ liệu Integer, còn rất nhiều bài viết hay về Blockchain trên Blog 200Lab Education anh chị nhớ xem thêm các bài viết khác nữa nhé!
Tùng Đường
Sao bạn có thể bước chân lên sân khấu, khi còn chẳng có sức kéo bản thân ra khỏi giường hả homie?
follow me :
Bài viết liên quan
Web2 là gì? Web3 là gì? So sánh Web 2.0 & Web 3.0
Sep 25, 2023 • 10 min read
DeFi là gì? Tìm hiểu về Tài Chính Phi Tập Trung
Sep 08, 2023 • 13 min read
STO là gì? Kiến thức cơ bản về Security Token Offering
Sep 08, 2023 • 15 min read
Ví Bitcoin là gì? 9 ví Bitcoin hàng đầu bạn cần biết
Sep 02, 2023 • 11 min read
Blockchain là gì? Ưu & nhược điểm của các ứng dụng Blockchain
Aug 23, 2023 • 17 min read
DAPP LÀ GÌ? DAPP HAY NHƯNG CÓ HOÀN HẢO
Apr 06, 2023 • 8 min read