Chắc hẳn bạn đã biết đến thuật ngữ Proof of Work (PoW) - cơ chế đồng thuận ban đầu được sử dụng trong Blockchain. Nhưng còn thuật ngữ Proof of Stake (PoS) thì có thể bạn đã nghe đến rồi hoặc chưa, vì nó ít phổ biến hơn.
Trong bài viết này, 200Lab muốn chia sẻ đến bạn các vấn đề mà Proof of Stake đang cố giải quyết trong lĩnh vực tiền tiền tử.
Vậy Proof of Stake là gì? Cơ chế hoạt động ra sao? Sự khác nhau giữa Proof of Stake và Prook of Work là gì? Hãy cùng 200Lab khám phá và tìm hiểu ngay thôi!
Mục tiêu Proof of Stake ra đời
Proof of Stake ra đời để giảm bớt lo ngại về tính bền vững của môi trường xung quanh Proof of Work cũng như khả năng mở rộng của chúng.
Các thợ đào (miners) kiếm được Bitcoin bằng cách xác minh các giao dịch và Block. Tuy nhiên, họ phải chi trả các phí hoạt động như tiền điện và tiền thuê nhà.
Các miners đã trao đổi năng lượng để lấy cryptocurrency, nhưng chính vì điều này đã làm cho Proof of Work bị ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường về giá cả và lợi nhuận.
Ngoài ra, việc khai thác PoW sử dụng năng lượng tiêu thụ điện của một quốc gia nhỏ.
Bạn có thể xem thêm video này để hiểu rõ hơn về Proof of Work nhé!
Vì thế, cơ chế PoS xuất hiện nhằm giải quyết những vấn đề trên bằng cách giảm mức tiêu thụ năng lượng lại để khiến các thợ đào (miners) không còn dựa vào đó để đạt được lợi thế. Mà thay vào đó, khả năng khai thác của một cá nhân sẽ được mạng lựa chọn ngẫu nhiên.
Fast Fact: Cryptocurrency đầu tiên áp dụng phương pháp PoS là Peercoin tiếp theo là Nxt, Blackcoin và ShadowCoin.
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake (POS - bằng chứng cổ phần) là một cơ chế đồng thuận tiền điện tử để xử lý các giao dịch và tạo ra các Block mới trong một Blockchain.
Cơ chế đồng thuận là phương pháp để xác thực các mục nhập vào cơ sở dữ liệu phân tán (distributed database) và giữ dữ liệu được an toàn. Trong trường hợp tiền điện tử, cơ sở dữ liệu là Blockchain, vì thế, cơ chế đồng thuận này sẽ bảo vệ Blockchain.
Proof of Stake (PoS) được tạo ra như một giải pháp thay thế cho Proof of Work (PoW - bằng chứng làm việc), cơ chế đồng thuận ban đầu được sử dụng.
Cách Proof of Stake hoạt động
Proof of Stake không có thợ mỏ (miners) mà thay vào đó là người xác thực (validators) và nó không cho phép mọi người “mine” blocks mà thay vào đó là “mint” hoặc “forge” blocks
Để trở thành validator, node phải gửi một lượng tiền nhất định vào mạng như cổ phần (stake). Bạn có thể nghĩ về điều này như một khoản tiền gửi bảo mật.
Kích thước của stake sẽ xác định cơ hội validator được chọn để “rèn” block.
Nó có một mối tương quan tuyến tính. Giả dụ: A gửi $100 vào mạng trong khi B gửi $1000, B có cơ hội cao gấp 10 lần A để được chọn “rèn (forge)” block tiếp theo. Điều này nghe có vẻ không công bằng vì nó ủng hộ người giàu nhưng trong thực tế nó công bằng hơn nhiều so với Proof of Work.
Một node được chọn để xác thực block tiếp theo, nếu hợp lệ, sẽ có sự kiểm tra giữa các node trên block trước khi nó được thêm vào Blockchain.
Như một phần thưởng, node nhận được các khoản phí sẽ liên kết với mỗi giao dịch.
Vậy làm thế nào để tin tưởng các validators trên mạng?! Các validator sẽ bị mất một phần stake của họ nếu các giao dịch là gian lận vì thế chúng ta có thể tin tưởng họ.
Proof of Stake và Proof of Work khác nhau như thế nào?
Proof of Stake và Proof of Work là hai cơ chế đồng thuận được ứng dụng trong tiền điện tử và DeFi. Vậy chúng khác nhau những điểm gì?
Proof of Stake:
- Yêu cầu validator giữ một số token hoặc cryptocurrency của Blockchain.
- Không yêu cầu tính toán phức tạp để xác nhận giao dịch.
- Cryptos sử dụng Proof of Stake sẽ hấp dẫn hơn đối với các danh mục đầu tư ESG vì tác động môi trường thấp hơn.
Proof of Work:
- Có lịch sử sử dụng lâu hơn được xem như cơ chế đồng thuận Blockchain.
- Thợ đào (miners) không cần giữ bất kỳ tài sản nào của Blockchain, chỉ cần nguồn điện tích để xác thực (validate) giao dịch.
- Sử dụng một lượng điện đáng kể.
- Cryptos sử dụng Proof of Work thường bị loại trừ khỏi danh mục đầu tư ESG vì nhu cầu năng lượng.
Hay bạn có thể hiểu ngắn gọn về sự khác nhau giữa Proof of Stake và Proof of Work trong bảng sau:
Proof of Work | Proof of Stake | |
---|---|---|
Người tạo Block | Thợ đào (Miners) | Người xác thực (Validator) |
Phần thưởng khối | Năng lượng | Token hoặc Coin |
Chi phí tham gia | Năng lượng và thiết bị | Token hoặc Coin |
Ưu điểm | Năng lượng và chi phí cung cấp độ an toàn cao | Hiệu suất năng lượng cho phép khả năng mở rộng nhiều hơn |
Nhược điểm | Tiêu tốn nhiều năng lượng | Kiểm soát mạng có thể bị mua |
Lời kết
Hy vọng thông qua bài chia sẻ của 200Lab, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ Proof of Stake cũng như thu thập được những thông tin hữu ích.
Bạn có thể theo dõi tiếp các bài viết về lập trình Blockchain tại trang Blog và kênh Youtube của 200Lab.
Còn nếu bạn muốn đào sâu vào những kiến thức lập trình Smart Contract và có định hướng dấn thân trở thành Blockchain Developer thì hãy tham khảo Bộ khóa học lập trình Blockchain Smart Contract của 200Lab nhé!
Pum
Life is short. Smile while you still have teeth :)
Bài viết liên quan
Web2 là gì? Web3 là gì? So sánh Web 2.0 & Web 3.0
Sep 25, 2023 • 10 min read
DeFi là gì? Tìm hiểu về Tài Chính Phi Tập Trung
Sep 08, 2023 • 13 min read
STO là gì? Kiến thức cơ bản về Security Token Offering
Sep 08, 2023 • 15 min read
Ví Bitcoin là gì? 9 ví Bitcoin hàng đầu bạn cần biết
Sep 02, 2023 • 11 min read
Blockchain là gì? Ưu & nhược điểm của các ứng dụng Blockchain
Aug 23, 2023 • 17 min read
DAPP LÀ GÌ? DAPP HAY NHƯNG CÓ HOÀN HẢO
Apr 06, 2023 • 8 min read