Hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ gặp một số vấn đề như là các giao dịch thường chậm, bất kỳ giao dịch nào cũng phải thông qua một trung gian như ngân hàng, dữ liệu có thể bị nguy hiểm, thao túng hoặc thậm chí bị hack trên nhiều hệ thống.
Blockchain Wallet xuất hiện để làm giảm hoặc loại bỏ những vấn đề này.
Bên cạnh đó, các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum đang ngày càng trở nên phổ biến hơn do nhiều tiện ích mà chúng mang lại.
Nếu bạn muốn sử dụng tiền điện tử hoặc muốn trở thành blockchain developer thì một điều tất yếu là bạn sẽ cần phải hiểu cách hoạt động của ví blockchain.
Blockchain Wallet là gì?
Wallet trong blockchain như một ví tiền thông thường. Nó cho phép người dùng quản lý những cryptocurrencies khác nhau như là Bitcoin hay Ethereum. Một blockchain wallet cho phép người dùng giao dịch tiền điện tử một cách dễ dàng hơn.
Tất cả các giao dịch trên blockchain wallet đều được bảo mật, cần phải ký một mã hóa mới có thể thực hiện các giao dịch trên ví.
Nó rất giống với quá trình gửi hoặc nhận tiền thông qua PayPal hoặc bất kỳ cổng thanh toán nào khác được sử dụng ngày hôm nay, chỉ là được thay thế bằng tiền điện tử.
Một số ví dụ về ví blockchain như là: Electrum, Blockchain.info, Jaxx, Mycelium, Samurai và ví giấy bitcoin. Có nhiều ví blockchain khác, bạn có thể lựa chọn dựa trên các nhu cầu và các công nghệ bảo mật mà bạn muốn.
Blockchain Wallet hoạt động như thế nào?
Bất cứ khi nào bạn tạo một blockchain wallet, bạn sẽ được cung cấp một private key và một public key để liên kết với ví của bạn.
Public Key (address) - Phần địa chỉ ví này bạn có thể chia sẻ cho người khác để nhận tiền. Bất kỳ ai nếu có được Public Key này thì có thể tra cứu tất cả các giao dịch cũng như số dư của ví đó.
Private Key - Giống như tên gọi của nó, đây là key các bạn cần giữ riêng cho mình. Người sở hữu Private Key có quyền thực hiện các giao dịch trên ví đó. Cho nên, nó nên được bảo mật tuyệt đối, không nên bị hack, không được chia sẻ với bất kỳ ai.
Lưu ý rằng, mỗi một chain sẽ có một ví riêng, thế nên bạn tham gia vào chain nào thì bạn cần sử dụng đúng address cho ví đó. Một số app sẽ hỗ trợ multi-chain cho tiện nhưng bản chất vẫn là address chain nào thì dùng chain đó.
Có một chủ đề cũng khá thú vị về giải pháp lưu trữ key đó là Mnemonic. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết của 200Lab nhé!
Những tính năng của blockchain wallet
Bạn đã biết cách hoạt động của ví blockchain, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu môt số tính năng quan trọng của chúng:
- Dễ sử dụng. Nó cũng giống như bất kỳ phần mềm hoặc ví nào khác mà bạn sử dụng cho các giao dịch hàng ngày của mình.
- Rất an toàn. Chỉ có một vấn đề là bạn phải tự bảo mật private key của mình.
- Cho phép các giao dịch được thực hiện nhanh chóng vượt khỏi rào cản về địa lý và các bên trung gian.
- Phí giao dịch thấp. Chi phí chuyển tiền thấp hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống.
- Cho phép các giao dịch trên nhiều loại tiền điện tử. Điều này giúp bạn thực hiện chuyển đổi tiền tệ một cách dễ dàng.
Các loại ví blockchain
Blockchain Wallet được phân thành 2 loại dựa trên private key là: hot wallets và cold wallets.
Hot wallets giống như ví bình thường mà chúng ta thực hiện cho các giao dịch hàng ngày. Loại ví này rất dễ để sử dụng.
Cold wallets tương tự như một kho tiền. Chúng lưu trữ tiền điện tử với mức độ bảo mật cao.
Hot wallets
Hot wallets là ví online thông qua đó tiền điện tử có thể được chuyển một cách nhanh chóng. Bởi vị số tiền này có sẵn trên online. Ví dụ về hot wallet là coinbase và blockchain.info.
Private key của hot wallet được chứa trên cloud giúp việc giao dịch nhanh hơn. Chúng ta có thể truy cập vào hot wallet 24/7 thông qua các thiết bị như desktop, mobile,... Nhưng có rủi ro dễ bị trộm cắp mã private key.
Cold wallets
Cold wallets là ví kỹ thuật số offline nơi các giao dịch được ký offline và sau đó được chia sẻ lên online. Chúng không được duy trì trên clound thay vào đó được duy trì offline để có thể bảo mật cao hơn. Ví dụ về cold wallets là Trezor và Ledger.
Private key của cold wallet được chứa trong những phần cứng riêng biệt mà nó không kết nối với clound, internet hay tài liệu giấy thông thường. Phương pháp giao dịch này giúp bảo vệ ví khỏi truy cập trái phép (hack và các lỗ hổng trực tuyến khác).
Các loại Blockchain Wallet
Blockchain.info là một ví tiền điện tử hỗ trợ cả Bitcoin và Ethereum. Nó rất dễ sử dụng và có một khoản phí giao dịch thấp. Ví này có một API được phơi bày, vì vậy bạn có thể dễ dàng tự làm ví tùy chỉnh của mình.
Ledger Nano S là một ví phần cứng cung cấp bảo mật cao cho tài khoản của bạn. Nó có sẵn cho Bitcoin, Ethereum và Litecoin. Cũng có thể duy trì nhiều tài khoản và truy cập chúng bất cứ lúc nào.
Bitcoin paper wallet giúp bạn in ví Bitcoin chống giả mạo của riêng bạn. Nó giảm thiểu mối đe dọa về việc hack.
Jaxx cho phép người dùng trao đổi tiền tệ trong ví. Nó có sẵn cho Bitcoin, Ethereum, Litecoin và nhiều loại tiền điện tử khác. Với JAXX, người dùng có thể xem số dư cập nhật của mình ngay khi xử lý hoàn tất.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu được Blockchain Wallet và cách mà nó hoạt động. Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực blockchain mới mẻ này.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Proof of Work để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực blockchain này nhé!
Còn nếu bạn muốn dấn thân trở thành một blockchain developer trong tương lai thì hãy tham khảo Bộ khóa học lập trình Blockchain Smart Contract.
Bài viết liên quan
Web2 là gì? Web3 là gì? So sánh Web 2.0 & Web 3.0
Sep 25, 2023 • 10 min read
DeFi là gì? Tìm hiểu về Tài Chính Phi Tập Trung
Sep 08, 2023 • 13 min read
STO là gì? Kiến thức cơ bản về Security Token Offering
Sep 08, 2023 • 15 min read
Ví Bitcoin là gì? 9 ví Bitcoin hàng đầu bạn cần biết
Sep 02, 2023 • 11 min read
Blockchain là gì? Ưu & nhược điểm của các ứng dụng Blockchain
Aug 23, 2023 • 17 min read
DAPP LÀ GÌ? DAPP HAY NHƯNG CÓ HOÀN HẢO
Apr 06, 2023 • 8 min read