Big data đã và đang thay đổi cách mà chúng ta làm kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Những vị trí công việc như Business analytics và Data analytics ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, rất nhiều bạn hay nhầm lẫn và không phân biệt được hai khái niệm này. Hai vị trí này nhìn có vẻ giống nhau, nhưng trách nhiệm công việc lại hoàn toàn khác nhau.
Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, trách nhiệm công việc của Business Analytics và Data Analytics.
Từ đó, bạn sẽ chọn được con đường sự nghiệp đúng đắn hơn, phù hợp với bản thân hơn.
Business Analytics là gì?
Business Analytics hay còn được biết đến là Business Data Analytics, một Business analytics sẽ tập trung vào việc áp dụng những hiểu biết có được từ dữ liệu để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh, tối ưu hoá chiến lược, tăng trưởng kinh doanh hoặc đưa ra quyết định đúng đắn.
Như tên gọi của nó, vị trí này tập trung vào kiến thức kinh doanh (business) nhiều hơn.
Business analytics xác định đâu là điểm mà công ty có thể làm tốt hơn và làm thế nào để đến được điểm đó bằng cách sử dụng dữ liệu. Nó hướng đến những vấn đề kinh doanh cụ thể và giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn.
Business analytics thường được sử dụng bởi các nhà quản lý, giám đốc, chuyên viên tài chính hay các nhà kinh doanh.
Một Business analyst cần có kiến thức về thống kê, phân tích định lượng, phân tích hoạt động kinh doanh, trực quan hoá dữ liệu,... để trình bày được những insight thú vị mà mình tìm thấy và làm cho những quyết định trong kinh doanh trở nên sắc bén hơn.
Quy trình làm việc của một Business analyst gồm ba bước sau:
- Thu thập và xử lý dữ liệu
- Phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận, đánh giá và giải pháp
- Đề xuất quyết định kinh doanh
Ví dụ dưới đây sẽ giúp chúng ta dễ hình dung hơn về công việc của một Business Analyst.
Ví dụ: Một công ty đã hoạt động được 6 năm và họ có khối lượng data (dữ liệu) rất là lớn về việc bán hàng, khách hàng, sản phẩm và sản xuất. Trong năm nay, công ty muốn cho ra mắt sản phẩm mới với mong muốn khi ra mắt sẽ được khách hàng đón nhận và đạt được doanh số cao.
Trong công ty sẽ có một đội ngũ Business Analyst để phân tích, thu thập data mà họ đã có trước đó, để phân tích xem sản phẩm mới cần có những tính năng gì, sản phẩm mới nên ra thị trường vào thời gian nào để tối ưu việc kinh doanh. Ngoài ra, họ còn phân tích thêm dữ liệu của các công ty đối thủ để giúp công ty tối ưu hoá việc kinh doanh.
Trách nhiệm công việc của một Business Analyst
Trách nhiệm công việc thông thường của một Business analyst:
- Xác định được các quy trình, cấu trúc kinh doanh và các chức năng của công ty.
- Làm việc với các phòng ban, stakeholder liên quan để đưa ra đề xuất, định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
- Xem lại dữ liệu được liên kết với từng chức năng.
- Xác định những patterns và relationships mới trong data mining.
- Sử dụng phân tích thống kê và định lượng để thiết kế business model.
- Tiến hành testing A/B hoặc testing đa biến dựa vào những gì phát hiện được.
- Dự báo nhu cầu kinh doanh trong tương lai, hiệu suất và xu hướng trong ngành với predictive modeling.
- Thể hiện những insight tìm kiếm được trong các báo cáo dễ hiểu để trình bày với các đồng nghiệp, quản lý và khách hàng.
Ví dụ công việc thường ngày của một business analyst ở ngân hàng
- Khảo sát, thu thập, phân tích yêu cầu nghiệp vụ sản phẩm tài chính trên các ứng dụng mobile, web.
- Viết đặc tả yêu cầu nghiệp vụ cho sản phẩm tài chính trên các ứng dụng di động.
- Nghiên cứu, đề xuất các tính năng mới cho sản phẩm dựa trên nhu cầu thị trường hoặc dữ liệu phân tích hành vi người dùng.
- Phối hợp với nhóm lập trình, nhóm thiết kế xây dựng hàng trình người dùng và vẽ wireframe.
- Tham gia kiểm thử và nghiệm thu sản phẩm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng.
- Viết tài liệu yêu cầu sản phẩm, tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Thực hiện phân tích, bổ sung cải tiến yêu cầu cần thiết trong quá trình phát triển.
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khiếu nại, phục vụ và hỗ trợ vận hành ứng dụng sau khi triển khai ứng dụng đến khách hàng.
- Hỗ trợ các bộ phận triển khai nắm rõ nghiệp vụ và tham gia hướng dẫn người dùng.
- Tổ chức hướng dẫn, đào tạo, hướng dẫn cho khách hàng sử dụng sản phẩm.
Khác với Business analyst, một Data analyst ở ngân hàng sẽ làm các công việc dưới đây:
- Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu nội bộ, hệ thống giao dịch và dữ liệu từ bên ngoài.
- Áp dụng các phương pháp thống kê, mô hình hóa dữ liệu, khai thác dữ liệu và học máy (machine learning) để tìm ra các mẫu, xu hướng và thông tin hữu ích từ dữ liệu ngân hàng.
- Tạo ra báo cáo và biểu đồ để trình bày thông tin phân tích một cách dễ hiểu cho các bên liên quan.
- Xây dựng hệ thống theo dõi hiệu suất, theo dõi các chỉ số quan trọng như lợi nhuận, rủi ro và khách hàng để giúp ngân hàng đưa ra quyết định chiến lược.
- Sử dụng dữ liệu lịch sử và các mô hình dự báo để đưa ra dự đoán về xu hướng tương lai và đánh giá rủi ro trong các hoạt động ngân hàng.
- Thực hiện dự báo về tiến độ vay vốn, tỷ lệ nợ xấu và khách hàng tiềm năng.
- Cung cấp thông tin và phân tích dữ liệu cho các quyết định chiến lược trong ngân hàng.
Sự khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst
Business analyst tập trung vào việc sử dụng dữ liệu và phân tích để giải quyết vấn đề kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược, trong khi Data analyst tập trung vào việc khám phá dữ liệu và tạo ra thông tin hữu ích từ dữ liệu. Sự khác nhau giữa Business Analytics và Data Analytics
Dưới đây là sự khác nhau giữa chúng:
Business analyst sẽ chịu trách nhiệm lập báo cáo, KPI và giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức nhìn nhận tình hình thực tại, xu hướng và có định hướng đúng đắn cho tương lai. | Trong khi đó, Data analyst sẽ nghiên cứu, xử lý dữ liệu để tìm patterns và mối tương quan, xây dựng các models để xem dữ liệu phản ứng như thế nào với các mô hình của họ, hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định kinh doanh. | |
Business analyst sẽ thực hiện nghiên cứu tĩnh (static) và so sánh dữ liệu. | Data analyst sẽ thực hiện phân tích giải thích, sau đó sẽ thử nghiệm các quy trình data mining để đưa ra biểu diễn trực quan về dữ liệu. | |
Business analyst sẽ tiền xử lý nguồn dữ liệu bằng cách xác định những phần cần thiết và loại bỏ những phần không cần thiết trước khi tiến hành phân tích. Quá trình này mất khá nhiều thời gian. | Data analyst tìm thấy correlation trong một số dữ liệu mà không có trong tập dữ liệu ban đầu của họ. Thì họ sẽ thêm nguồn dữ liệu đó vào trong quá trình phân tích khi cần thiết. | |
Business analyst luôn trình bày dữ liệu chính xác và đáng tin cậy. | Data analyst sẽ chấp nhận mức độ chính xác và đáng tin cậy "đủ tốt" cho mục đích của họ hoặc sử dụng các phương pháp dựa trên xác suất để đánh giá dữ liệu và đưa ra quyết định. | |
Business analyst sử dụng mô hình dữ liệu schema on the load (cấu trúc trên quá trình tải dữ liệu). | Data analyst sử dụng mô hình dữ liệu schema on the query (cấu trúc trên câu truy vấn dữ liệu). | |
Business analyst sẽ phân tích retrospective (hồi tưởng) và descriptive (miêu tả) | Data analyst sẽ phân tích predictive (dự đoán) và prescriptive (chỉ đạo) |
Bài viết liên quan
Power BI là gì? Khoá học Power BI cơ bản cho người mới
Nov 15, 2023 • 7 min read
Phân tích dữ liệu trong Excel: Hướng dẫn & cập nhật mới nhất
Aug 17, 2023 • 15 min read
Sự khác biệt giữa Data Analytics và Data Analysis
May 19, 2023 • 5 min read
Data Mining Vs Data Analytics: Sự khác biệt giữa Data Mining & Data Analytics
Dec 18, 2021 • 6 min read