Trực quan hóa dữ liệu - hay data visualization - là kỹ năng chủ chốt của Data Analyst hoặc các ngành nghề cần xử lý nhiều số liệu. Việc trực quan hóa dữ liệu hiệu quả sẽ giúp tạo nên các dashboard báo cáo có tính tương tác tốt, mang lại những góc nhìn hữu ích cho người sử dụng.
Để tạo ra một trực quan hóa dữ liệu (data visualization) hiệu quả thì trước hết bạn cần phải hiểu dữ liệu và đối tượng mà bạn muốn trực quan. Dưới đây là những mẹo vặt trực quan hóa dữ liệu mà bạn cần ghi nhớ giúp người xem có thể hiểu ngay lập tức.
1. Tìm hiểu về bộ dữ liệu & người dùng
Chỉ cần thành thạo bước này thì bạn đã đạt được một nửa công việc cần thực hiện rồi. Vì để bắt tay vào thực hiện một trực quan hóa dữ liệu hiệu quả, thì bạn chắc chắn phải hiểu dữ liệu đó đến từng chi tiết cuối cùng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải hiểu rõ đối tượng vì các đối tượng khác nhau sẽ phải xử lý thông tin theo cách khác nhau. Chẳng hạn như dữ liệu và đối tượng có đủ để tạo ra một biểu đồ tròn chưa? Hay bạn cần phải làm một báo cáo trực quan chuyên sâu hơn?
Tiếp đến, bạn cần xác định chính xác những điều mà bạn muốn truyền đạt đến người xem trực quan hóa dữ liệu này.
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi để giúp bạn bắt đầu phân tích:
- Ai sẽ sử dụng hình ảnh trực quan?
- Đối tượng của tôi là ai?
- Tôi đang cố gắng tiếp cận ai với trực quan hoá dữ liệu của mình?
- Hình ảnh trực quan này nên trả lời những câu hỏi nào?
- Đây là hình ảnh trực quan khám phá hay hình ảnh giải thích?
2. Chọn đúng biểu đồ
Bạn có thể tham khảo bài này để biết thêm về các biểu đồ cơ bản hay được sử dụng trực quan hóa dữ liệu nhé!
Để xác định xem biểu đồ nào phù hợp với dữ liệu của bạn thì bạn cần phải xem xét một số điều sau:
- Bạn sẽ có bao nhiêu biến trong một biểu đồ?
- Bạn sẽ đặt bao nhiêu mục cho mỗi biến của mình?
- Mối quan hệ giữa các giá trị sẽ như thế nào (khoảng thời gian, so sánh,...)
- Bạn muốn so sánh dữ liệu, hiển thị phân phối dữ liệu hay bạn đang phân tích xu hướng?
Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi đó, bạn sẽ dễ dàng chọn loại biểu đồ phù hợp để kể câu chuyện dữ liệu của mình một cách tốt nhất.
Chẳng hạn như, biểu đồ hình tròn (Pie chart) sẽ phù hợp nếu bạn cần trình bày từng mục trên tổng thể. Bạn có thể sử dụng để giới thiệu phần trăm thị phần một sản phẩm cụ thể.
Tuy nhiên, biểu đồ hình tròn (Pie chart) sẽ không phù hợp để so sánh và theo dõi xu hướng qua các khoảng thời gian. Thay vào đó biểu đồ thanh (Bar chart), biểu đồ phân tán (Scatter plot) và biểu đồ đường (Line chart) sẽ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cần hiểu cách sử dụng thời gian trong biểu đồ của mình. Cách chính xác hơn là bạn sử dụng trục hoành vì thời gian sẽ chạy từ trái sang phải giúp biểu đồ của bạn trực quan hơn.
3. Sắp xếp dữ liệu của bạn một cách khoa học
Bạn nên bắt đầu loại bỏ những phần dữ liệu không thêm giá trị và là dư thừa cho biểu đồ chẳng hạn như hình nền, đường lưới dày đặc, bóng đổ,...
Luôn nhớ rằng cách đơn giản nhất thường là cách tốt nhất để hiển thị dữ liệu của bạn. Vì đôi khi bạn cần phải làm việc với một lượng lớn dữ liệu, những điểm dư thừa chắc chắn sẽ khiến biểu đồ của bạn trở nên phức tạp và khó đọc.
Đừng ngần ngại chia thông tin của bạn thành hai hoặc nhiều biểu đồ khác nhau.
Mẹo: Khi bạn sử dụng biểu đồ thanh (bar chart) và biểu đồ cột (column chart) để so sánh, hãy sắp xếp thông tin theo giá trị tăng dần hoặc giảm dần thay vì theo thứ tự bảng chữ cái.
4. Sử dụng màu sắc phù hợp
Màu sắc được xem là công cụ mạnh mẽ nhất, chúng tạo ra sự tương phản, điểm nhấn, sự nhấn mạnh,...
Khi bạn thiết kế biểu đồ của mình, hãy đảm bảo rằng bạn không sử dụng nhiều hơn 5 hoặc 6 màu. Vì khi bạn sử dụng nhiều màu sắc sẽ khiến biểu đồ của bạn sẽ khiến người xem choáng ngợp và khó đọc.
Bạn có thể tận dụng cường độ màu thành lợi thế của bản thân. Ví dụ: khi bạn so sánh cùng một khái niệm trong các khoảng thời gian khác nhau, bạn có thể sắp xếp dữ liệu của mình từ màu sáng nhất sang màu tối hơn.
Điều đó sẽ giúp tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ, phù hợp với dòng thời gian của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần cân nhắc khi chọn màu sắc:
- Màu sắc khác nhau cho các danh mục khác nhau.
- Bảng màu nên nhất quán cho tất cả các biểu đồ trong một chuỗi mà bạn sẽ so sánh sau này.
- Nên sử dụng bảng màu thân thiện với người mù màu.
5. Tìm kiếm nguồn cảm hứng
Bạn có thể tham khảo các ví dụ, infographics của những người khác xem có điều gì phù hợp với từng loại dữ liệu bạn cần triển khai.
Bạn có thể tham khảo Twitter Data Visualization Society này để tham khảo thêm các ví dụ về trực quan hóa dữ liệu và kiếm thêm nguồn cảm hứng cho bản thân nhé!
Trực quan hóa dữ liệu biến con số thành hình ảnh, biểu đồ hoặc đồ họa. Điều này giúp truyền đạt thông tin rõ ràng và nhanh chóng, cũng như làm nổi bật mẫu và xu hướng. Đồng thời, nó thúc đẩy sự tương tác và tham gia của người xem. Cuối cùng, trực quan hóa tạo sự minh bạch và tin cậy cho dữ liệu, là công cụ quan trọng giúp ra quyết định thông minh. Đây cũng là kỹ năng cần thiết, bổ trợ cho sự thăng tiến trong công việc của bạn.
Nếu bạn đang muốn nghiên cứu chuyên sâu vào ngành Dữ Liệu mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo các khóa học dữ liệu của 200Lab nhé.
Cũng đừng quên ghé thăm 200Lab Blog thường xuyên để bổ sung kiến thức cần thiết về ngành Dữ Liệu nè.
Còn bây giờ, hãy cùng nhau trực quan hóa dữ liệu thôi!
Một vài bài viết bạn sẽ thích:
6 chứng chỉ Phân Tích Dữ Liệu uy tín bạn cần biết
Học Data Analyst ở đâu? Có gì trong Khoá học Đào tạo Phân tích Dữ liệu tại 200Lab
Backend Developer Là Gì? Lộ Trình Trở Thành Backend Developer
RabbitMQ là gì? RabbitMQ hoạt động như nào?
Internet of Things (IoT) là gì? Khám phá thế giới kết nối thông tin với IoT
Pum
Life is short. Smile while you still have teeth :)
Bài viết liên quan
Database (Cơ sở dữ liệu) là gì? Những loại Database phổ biến nhất hiện nay
Sep 01, 2024 • 11 min read
Python là gì? Những đặc điểm nổi bật và Ứng dụng của Python
Aug 28, 2024 • 14 min read
Ứng dụng Hypothesis Testing - Kiểm định giả thuyết trong Y học
Jul 18, 2024 • 8 min read
Google Colab là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Colab cho người mới
Jul 02, 2024 • 10 min read
Hướng dẫn cách lấy dữ liệu Facebook Ads Tự động Mỗi ngày Miễn phí - Phần 2
Jun 24, 2024 • 6 min read
Hướng dẫn cách lấy dữ liệu Facebook Ads Tự động Mỗi ngày Miễn phí- Phần 1
Jun 24, 2024 • 11 min read