Data Analyst cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn
19 May, 2023
Pum
AuthorNếu bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào vị trí Data Analyst, thì các tip hướng dẫn trong bài viết dưới đây bạn không nên bỏ qua.
Mục Lục
Nếu bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào vị trí Data Analyst hoặc bạn muốn thay đổi để thăng tiến trong sự nghiệp, thì các tip hướng dẫn trong bài viết dưới đây bạn không nên bỏ qua.
Trung bình có hơn 100.000 cơ hội việc làm cho các nhà phân tích dữ liệu trên toàn thế giới, từ các lĩnh vực hàng đầu như tài chính, chăm sóc sức khỏe và giải trí.
Quy trình phỏng vấn nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Quy trình phỏng vấn nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst) gồm các bước sau:
Bước 1: Nhân sự phỏng vấn (HR Interview)
Ban đầu, bạn sẽ nhận được cuộc gọi của nhà tuyển dụng, họ sẽ hỏi bạn về kinh nghiệm làm việc, sở thích và mức lương mong muốn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vị trí mà bạn ứng tuyển.
Bước 2: Người quản lý tuyển dụng phỏng vấn (Hiring Manager Interview)
Tiếp đến, bạn sẽ nhận được cuộc gọi của nhà quản lý tuyển dụng, họ sẽ hỏi bạn thêm về kinh nghiệm thực chiến cũng như lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này.
Technical Screen: Đây sẽ là phần phỏng vấn dành riêng cho các nhà phân tích dữ liệu, bạn sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan đến SQL và Python hoặc một số bài kiểm tra.
Bước 3: Phỏng vấn tại chỗ
Được xem là bước cuối cùng, đây là vòng thể hiện sự nhạy bén của bạn khi giải quyết các tình huống trong thực tế.
Khi bạn đã vượt qua hết được các vòng phỏng vấn, lúc này bạn sẽ đợi phản hồi của nhà tuyển dụng.
Mẹo chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Dưới đây là các mẹo giúp bạn chuẩn bị câu trả lời trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng:
- Nghiên cứu về công ty: Bạn nên tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu kỹ về công ty, ví dụ như mục tiêu hiện tại của công ty là gì? Vấn đề họ đang cần giải quyết là gì? Đối tượng mục tiêu của họ là ai? Với sự nghiên cứu này, bạn sẽ có thời gian để giải quyết được những vấn đề này bằng kinh nghiệm của mình trước khi đến phỏng vấn.
- Nghiên cứu về hình thức phỏng vấn: Khi bắt đầu phỏng vấn, bạn hãy tận dụng cơ hội để hỏi nhà tuyển dụng về hướng đi của bài phỏng vấn. Hoặc bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm với các hướng dẫn phỏng vấn qua các nguồn như Blinds hoặc trên các bài đăng thảo luận.
- Xác định các kỹ năng của bản thân: Ví dụ như trong quá trình phỏng vấn, bạn cần thể hiện kinh nghiệm của mình với ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL. Bạn hãy chuẩn bị để thảo luận về các kỹ năng kỹ thuật, phân tích và hình dung, cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh và các kỹ năng mềm.
- Nghiên cứu và thực hành các câu hỏi phỏng vấn: Thông qua các chương trình như Datacamp, bạn có thể thực hành các kỹ năng kỹ thuật hoặc xây dựng kinh nghiệm dự án của bản thân, cũng như các nghiên cứu điển hình về kinh doanh và phân tích.
Một số điều cần nhớ trước, trong và sau cuộc phỏng vấn nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Trước cuộc phỏng vấn
Nghiên cứu và thực hành càng nhiều càng tốt vừa để điều chỉnh bản thân, kỹ năng và kinh nghiệm với doanh nghiệp, bên cạnh đó bạn sẽ giải thích được lý do vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí mà họ đang tuyển. Nếu phỏng vấn online, hãy kiểm tra kỹ mạng, video và âm thanh để đảm bảo rằng cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ
Thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn
Bạn hãy cảnh giác với những câu hỏi được đặt ra. Người phỏng vấn có thể hỏi những câu hỏi chung chung như "Hãy cho tôi biết về bản thân bạn", bạn đừng lơ là vì thông qua những câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ phân tích về bạn và hỏi những câu hỏi chuyên sâu.
Sau cuộc phỏng vấn
Bạn nên gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng trong thời gian đợi kết quả. Bên cạnh đó, thật tốt nếu bạn tận dụng được cơ hội để kết nối với họ sau cuộc phỏng vấn, để trả lời những câu hỏi mà bạn đã không kịp trả lời vì không đủ thời gian trước đó.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này, để nắm được những câu hỏi cũng như câu trả lời mà nhà tuyển dụng hay hỏi.
Lời kết
Mong là những tip trên sẽ hữu ích với bạn - những người đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí Data Analyst.
Điều quan trọng là bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái và sự nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu theo những tip hướng dẫn ở trên.
Bình tĩnh, tự tin và chiến thắng bạn nhé!
Nếu bạn có định hướng trở thành Data Analyst chuyên nghiệp thì bạn có thể tham khảo bộ khóa học toàn diện chuyên nghiệp với combo 4 khóa học trong 1 bootcamp của 200Lab tại đây.
Bài viết cùng chủ đề:
- Những câu hỏi phỏng vấn Data Analyst hay gặp và câu trả lời
Có thể bạn quan tâm:
- Sự khác nhau giữa Data Scientist vs Data Engineer vs Data Analyst
- 6 chứng chỉ hàng đầu dành cho Data Analytics trong năm 2022