Ngành công nghệ thông tin (IT) tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, vì thế các lập trình viên cũng có nhiều cơ hội ứng tuyển với những việc làm phong phú và đa dạng. Song hành với đó là sự ra đời của nhiều công ty về product và outsourcing.
Outsourcing và Product là hai thuật ngữ thường gặp trong nhiều ngành hiện nay, nhưng không phải ai cũng hiểu để lựa chọn công ty phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình.
Ngoài tìm hiểu về công ty, trong bài viết này, bạn cũng sẽ được bổ cập thêm những kiến thức cơ bản cần thiết trước khi ứng tuyển xin việc vào một công ty như cấp bậc trong ngành, lương cũng như những điều cần biết về ngành.
Hiểu rõ về "ngành IT" trước khi ứng tuyển xin việc
Chúng ta cùng đến với câu hỏi đầu tiên nhé!
Câu 1. Cho em hỏi khi mới bắt đầu đi làm thì mình nên làm công ty Outsource hay Product vậy ạ?
Trả lời: Đối với công ty Outsource thì đặc thù công việc là chuyên gia phần mềm cho nhiều khách hàng. Vì tiếp xúc với nhiều khách hàng nên bạn sẽ có cảm giác như mình đang "làm dâu trăm họ".
Vấn đề chính của của các developer trong công ty này là số lượng tính năng trên thời gian, bạn sẽ có nhiều cơ hội làm được nhiều thứ nhưng chúng lại không chuyên sâu bù lại bạn sẽ học được nhiều thứ về hard skill nên bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi bắt đầu chọn công ty Outsource làm việc.
Còn công ty Product thì đặc thù là phát triển sản phẩm, vì vậy công ty chỉ cần tập trung xây dựng, phát triển và quảng bá sản phẩm do chính mình làm ra và thu lợi nhuận về.
Còn lại phần lớn thời gian công việc của các developer trong công ty là fix bug, refactoring và tối ưu nó. Bạn sẽ học được rất nhiều soft skill mà trong đó chủ yếu làm quy trình vận hành sản phẩm của công nghệ.
Tuy nhiên, tuỳ vào vị trí bạn apply mà công việc có thú vị hay không. Giả sử bạn nộp vào công ty lớn có hơn 100 developer thì bạn sẽ không được trao nhiều cơ hội phát triển dự án vì bạn là người mới.
Công ty Product sẽ rất phù hợp với những bạn muốn build profile cho sau này, chẳng hạn như bạn muốn chuyển qua công ty lớn hơn hoặc ứng tuyển vào vị trí khác cao hơn.
Câu 2. Dạ em có thắc mắc là lương IT có thể lên đến 100 triệu mỗi tháng luôn ạ? Tại em thấy có một số công ty rất coi trọng và chịu chi cho các bộ phận developer ạ
Trả lời: Mỗi năm bạn đều sẽ bắt gặp những bài viết đề cập đến lương của ngành công nghệ thông tin, có những bài báo "bơm thổi" lương IT lên đến nghìn đô. Cũng có một số công ty trả lương cho dev rất cao và chúng sẽ là một trong những công ty sau:
- Công ty gọi được vốn, họ muốn dùng số tiền này để thâu tóm thị trường nhanh nhất có thể, điển hình là các kỳ lân công nghệ (tech unicorn).
- Công ty làm về product hoặc service có doanh số khủng vì thế họ đầu tư vào công nghệ (các dự án về ứng dụng chuyển đổi số hoặc các ứng dụng hitech vào các sản phẩm trước giờ chưa có). Thường mô hình này bạn hay thấy trong các dự án về bệnh viện hoặc ngân hàng.
- Công ty nước ngoài muốn build một công ty nghiên cứu các công nghệ mới tại Việt Nam, chẳng hạn như Shopee, Binance, World Trade,...
- Công ty muốn rửa tiền.
Câu 3. Dạ cho em hỏi như thế nào mới được gọi là một Fresher developer, Junior middle, Senior ạ.
Trả lời:
- Fresher sẽ là các bạn mới ra trường và bắt đầu đi làm, họ là những người đã có kiến thức được đào tạo bài bản nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc thực chiến.
- Junior là những người có ít kinh nghiệm và số năm làm việc ít hơn Senior, họ đã có thể làm được những task trung bình dễ hoặc là đủ kinh nghiệm để có thể fix bug và làm được những tính năng ngắn và trung hạn. Ở vị trí này, bạn sẽ có cơ hội học hỏi rất tốt để có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn sau này.
- Senior là những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong một lĩnh vực từ 4-5 năm. Senior có thể tự mình khắc phục những khó khăn và giải quyết các vấn đề trong công việc. Bên cạnh đó, họ sở hữu khả năng làm việc độc lập và mang đến hiệu quả cao trong công việc vì thế họ luôn đảm nhận những công việc lớn và quan trọng.
Câu 4. Dạ chào 200Lab, để bắt đầu ứng tuyển xin việc ngoài chuẩn bị CV thì em cần chuẩn bị thêm gì nữa ạ?
Trả lời: Việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị cho bản thân một CV chỉnh chu trong đó sẽ có profile bản thân, sản phẩm demo mà bạn có, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà bạn muốn ứng tuyển,...
Ngoài ra, bạn nên có blog hoặc Github, những cái này sẽ gọi chung là employee branding. Nhưng các anh em developer thường không quan tâm và phát triển điều này nên sẽ khá là thua thiệt khi đàm phán về công việc.
Khi hoạt động trên Github, bạn có thể trả lời và bàn luận vấn đề với mọi người. Bên cạnh đó, bạn có thể build một thư viện phục vụ cho cộng đồng nhờ điều đó bạn sẽ tìm được những công việc remote.
Tiện ở đây thì 200Lab chia sẻ thêm đến bạn về những điều bạn sẽ bắt gặp nếu làm ở công ty nước ngoài để bạn nắm qua nhé!
Đa số công việc remote ở các công ty nước ngoài sẽ không khó mà còn có phần dễ hơn ở trong nước vì nó đã vào guồng công việc rồi, còn đối với các công ty starup, bạn sẽ có những áp lực nhất định.
Một điều bạn cần nhớ nếu muốn apply ở công ty nước ngoài là họ rất coi trọng việc teamwork, họ sẽ thường xuyên báo cáo và thỉnh thoảng sẽ có pair programming, viết doc cho nên nếu bạn không tự tin về tiếng anh thì sẽ khó để mà đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Một điều nữa mà bạn cần lưu ý là sự khác biệt giữa quản lý nguồn lực và tiến độ làm việc giữa các công ty nước ngoài và công ty ở Việt Nam. Ví dụ, bạn có 10 task, deadline của bạn là trong 1 tuần bạn phải hoàn thành 10 task được giao đó. Giả sử bạn xuất sắc hoàn thành công việc chỉ trong 2 ngày.
Sẽ có một số công ty ở Việt Nam giao thêm task hoặc thậm chí là KPI cho bạn dù bạn đã xuất sắc hoàn thành task cũ. Còn đối với công ty nước ngoài, bạn hoàn thành xong sớm thì tốt, thời gian còn lại bạn có thể tìm kiếm, học hay nghiên cứu thêm những kiến thức mới tuỳ bản thân bạn.
Lời kết
200Lab hy vọng những chia sẻ của mình về chủ đề "hiểu rõ về ngành IT trước khi ứng tuyển xin việc" sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến bạn.
Pum
Life is short. Smile while you still have teeth :)
Bài viết liên quan
Apple lên tiếng về AI: Chúng ta có đang đánh giá quá cao Trí tuệ của nó?
Nov 21, 2024 • 8 min read
Whisper AI là gì? Công cụ chuyển giọng nói thành văn bản của Open AI
Oct 17, 2024 • 8 min read
Cursor AI là gì? Hướng dẫn Sử dụng Cursor AI cơ bản
Sep 16, 2024 • 13 min read
IDE là gì? Những công cụ IDE phổ biến nhất hiện nay
Aug 22, 2024 • 11 min read
Cookies là gì? Cookies được sử dụng như thế nào?
Aug 12, 2024 • 9 min read
SDLC là gì? Các mô hình Software Development Life Cycle phổ biến
Jul 13, 2024 • 27 min read