Facebook Pixel

GameFi là gì? Lập trình game mảng blockchain

04 Jun, 2022

Nguyên

Author

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm GameFi là gì? Nó hoạt động như thế nào? để các bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này trước khi dấn thân vào nhé!

GameFi là gì? Lập trình game mảng blockchain

Mục Lục

Hãy tưởng tượng một thế giới mà bạn có thể kiếm tiền chỉ bằng việc chơi game.

Số tiền này không chỉ giúp bạn chi trả những cơm áo gạo tiền hằng ngày mà còn có thể mang lại nhiều hơn thế nữa.

Chưa hết, tất cả tài sản trong game như là nhân vật, outfits, vũ khí,... đều có thể trao đổi mua bán trong thế giới thật.

Đó là những viễn cảnh mà GameFi hứa hẹn mang đến cho chúng ta. Một trong những lĩnh vực hot nhất của Web 3.0

GameFi đã trở thành một khái niệm khá phổ biến trong ngành công nghiệp game và blockchain.

Những người chơi video game truyền thống đã từng phải bỏ tiền ra để chơi một tựa game online.

Giờ đây, họ đang dần bị thu hút bởi các video game dựa trên blockchain, nơi mà họ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng so với thời gian và công sức mà họ đã bỏ ra.

Đối với các developer yêu thích mảng lập trình game, đây là một chân trời mới với vô vàng tiềm năng để khám phá.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm GameFi là gì? Nó hoạt động như thế nào? để các bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này trước khi dấn thân vào nhé!

GameFi là gì?

GameFi bản chất nó chỉ đơn giản là game + finance. GameFi có tính chất hệ thống tài chính (finance) mà ở đây có liên quan đến tokenNFT.

Trong GameFi, các game thủ có thể chơi game và kiếm ra tiền. Hoạt động này được gọi là Play to Earn (P2E).

Một ví dụ về P2E khá nổi tiếng ngày xưa mà có thể bạn khá là quen thuộc đó chính là game Võ lâm truyền kỳ. Bạn có thể đánh boss, đánh quái và nhận về đồng ngân lượng. Sau đó bạn có thể bán đồng ngân lượng này cho những người có nhu cầu dùng chúng.

Tuy nhiên, việc trao đổi đồng ngân lượng này gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta phải hẹn gặp nhau bên ngoài  rồi  cần có các bên trung gian các thứ,...

Việc này sẽ dễ dàng, an toàn và nhanh hơn rất nhiều nếu chúng ta có các token tượng trưng cho nó.

Trong GameFi, Bạn có thể đánh boss, thực hiện nhiệm vụ, staking vật phẩm,... để nhận được các token hoặc các NFT. Càng tham gia các hoạt động trong game nhiều hơn thì bạn càng nhận được nhiều token hơn.

Khái niệm GameFi này ra đời sẽ khiến cho game trở nên hấp dẫn hơn rất là nhiều vì nó thu hút cả game thủ nhà đầu tư.

Bất kỳ một vũ khí hay vật phẩm gì trong GameFi đều giống như một công cụ kiếm tiền nhiều hơn là vât phẩm bình thường.

Thế nên, GameFi sẽ có một thị trường tuân theo cung cầu tùy vào độ hot của game cũng như độ hiếm của vật phẩm.

Ví dụ một số vật phẩm sẽ giúp bạn kiếm ra được rất là nhiều token mỗi ngày và có những vật phẩm sẽ kiếm được ít token hơn. Đây sẽ là một thị trường tự do giao dịch với nhau.

Ở một số nền tảng thì user có thể sáng tạo ra được NFT. Hoạt động này được gọi là Create to Earn (C2E).

Thay vì bạn chỉ có thể đánh boss hoặc thực hiện nhiệm vụ để nhận vật phẩm như trước thì hệ thống sẽ cho các bạn định nghĩa luôn nó sẽ có những chỉ số gì? Nó là cái gì?

Thông thường điều này sẽ tồn tại trong một game và hệ thống lớn hơn như là Metaverse.

Cách GameFi hoạt động

Cách tạo ra hệ thống phần thưởng tùy thuộc vào mỗi trò chơi. Tuy nhiên, hầu hết các dự án GameFi đều có 2 đặc điểm chính sau.

NFTs – Non-Fungible Tokens

NFTs là các tài sản kỹ thuật sốđược tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Không giống như fungible tokens, NFTs là duy nhất và có một người sở hữu.

Giống như trong các game truyền thống, người dùng có thể sở hữu avatar, động vật, nhà cửa, công cụ, v.v. được đại diện bởi NFT.

Từ đó, người dùng có thể chi tiêu nguồn lực của họ để cải thiện tài sản kỹ thuật số của mình và sau đó giao dịch chúng đổi tiền điện tử, từ đó tạo ra lợi nhuận thêm.

DeFi – Decentralized Finance

Defi là một hình thức tài chính không dựa vào các bên tài chính trung gian, chẳng hạn như các ngân hàng, mà thay vào đó sử dụng các Smart Contract trên blockchain.

Một số dự án GameFi nổi tiếng

Axie Infinity

Axie Infinity
Axie Infinity

Axie Infinity là một game dựa trên blockchain. Trong đó, người dùng mua các con thú hấp dẫn và cho chúng chiến đấu với những người chơi khác.

Axie Infinity là mô hình GameFi nổi tiếng nhất. Nó kích hoạt sự đổi mới cho nhiều trò chơi NFT khác sau này.

Thông qua Axie Infinity, người dùng kiếm được SLP token như một phần thưởng. Các token này có thể quy đổi thành tiền trong các giao dịch.

Decentraland (Mana)

Decentraland
Decentraland

Decentraland là một nền tảng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) được hỗ trợ bởi Ethereum.

Decentraland cho phép bạn sở hữu đất đai và tự xây dưng nên thế giới của riêng mình trong môi trường thực tế ảo.

Nó cũng bao gồm các trò chơi NFT bên trong Metaverse. Người dùng có thể tùy chọn các trò chơi mà họ muốn.

Decentraland được phân loại là trò chơi NFT kiêm metaverse.

The Sand Box

Sand Box
Sand Box

Sand Box là một play-to-earn game kết hợp Defi, NFT, Blockchian, Metaverse.

Nền tảng này cho phép người dùng tạo các trò chơi và tài sản kỹ thuật số của riêng họ trong thế giới ảo của Sand Box.

Người dùng có thể tạo avatar riêng, mua tài sản kỹ thuật số bằng cách sử dụng đồng tiền điện tử SAND được thiết kế dành riêng cho metaverse 3D này.

Cryptoblades

Cryptoblades
Cryptoblades

Cryptoblades là một trò chơi sáng tạo NFT hoạt động trên Binance smart chain. Người dùng có thể chơi game này trên trang web chính thức của Cryptoblades.

Người chơi sử dụng các vũ khí uy lực để đánh bại đối thủ và thu thập các skill token. Các token này có thể được sử dụng để nâng cấp và tăng cấp cho nhân vật.

Các sàn giao dịch phổ biến nhất để mua Cryptoblades là Gate.Io, Xt.Com, Lbank, Bkex và Wbf Exchange.

Star Atlas

Star Atlas
Star Atlas

Star Atlas là một trò chơi khám phá không gian tương lai, nơi người chơi cố gắng tạo ra các nền văn minh và nền kinh tế liên thiên hà. Trò chơi được vận hành trên Solana Network.

Nền tảng này có hai native tokens là Atlas và Polis. Game Play-to Earn này sử dụng một công nghệ đột phá nâng cao là Unreal Engine 5S Nanite để tạo ra đồ họa trực quan tuyệt đẹp trong 3D Metaverse.

Cách để phát triển một dự án GameFi

Những tool để tạo dự án GameFi

Unity, photon, moralis là những nền tảng phát triển Web3 được sử dụng để tạo ra các dự án như GameFi. Các nền tảng này có mô hình DIY để tự tạo một dự án (với kiến ​​thức chuyên sâu về khái niệm biên dịch mã).

Xác định mô hình kinh tế NFT

Bước thứ hai là việc tạo ra mô hình kinh tế NFT. Tiền bản quyền sẽ được tính như thế nào? Có những loại phí gì ? Ai sẽ trả những khoản phí này? Làm thế nào để tạo những tokens mới?

Bạn có thể nhận tư vấn từ các chuyên gia NFT để có thể hoàn thành các khái niệm về kinh doanh một cách chi tiết.

Pre-written code

Khi bạn đã quyết định được nền tảng để phát triển gamefi của mình, bước tiếp theo là lấy code để chạy front end cho GameFi. Đây có thể là code đã được viết sẵn của các công ty bên thứ ba hoặc các nguồn mở.

Hãy cẩn thận trong việc xác định mô hình kinh tế NFT phải phù hợp với giao diện người dùng phía front end.

Gamefi Marketplace Development

Sau khi phát triển trò chơi NFT, bạn cần cung cấp một không gian cho người dùng của mình mua bán các NFT tokens (tức là phát triển NFT Marketplace).

Thiết kế người dùng, sự tiện lợi, khả năng hiểu biết hệ thống, bảo vệ dữ liệu và bảo vệ giao dịch là các thành phần chính bạn nên xem khi phát triển một NFT marketplace như OpenSea.

Mô hình kinh doanh của các dự án GameFi

Free To Play (Donate)

Mô hình này tương tự như các mô hình shareware cũ, nó đã phổ biến với các video game developers trước đây. Trò chơi bản thân nó đã free tuy nhiên người chơi có thể donate để hỗ trợ việc tiếp tục phát triển nó. Một số ví dụ như:

  • Apex Legends.
  • Doki Doki Literature Club.
  • Dota 2.

Game Subscription

Các trò chơi dựa trên subscription có thể hữu ích cho các developer vì họ có thể thiết lập một mô hình tạo thu nhập định kỳ.

Nó cũng có thể là một cách tuyệt vời để tối đa hóa số lượng người chơi tham gia trò chơi của bạn.

Người chơi sẽ không bị rào cản phải trả một số tiền cực kỳ lớn ngay ban đầu. Thay vào đó, họ trả một số tiền hàng tháng nhỏ hơn rất nhiều.

Một số ví dụ:

  • Amazon Luna.
  • Apple Arcade.
  • Google Stadia.
  • Microsoft Xbox Game Pass.
  • Nintendo Switch Online.

Freemium

Mô hình Freemium là miễn phí trong đó trò chơi cốt lõi là miễn phí, nhưng người chơi có thể chi tiền để mở khóa nội dung bổ sung hoặc tăng sức mạnh trong trò chơi.

Một số ví dụ:

  • Hearthstone.
  • League Of Legends.
  • Maplestory.

Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng bạn có được một sự hiểu biết cơ bản về gamefi . Trong thời gian tới, chúng ta cùng đón chờ xem Gamefi sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp game như thế nào nhé!

Một kiến thức cực kỳ quan trọng trong blockchain đó chính là Tokenomics. Bạn có thể đọc thêm bài viết của 200Lab về chủ đề này nhé!

Bài viết liên quan

Lập trình backend expressjs

xây dựng hệ thống microservices
  • Kiến trúc Hexagonal và ứng dụngal font-
  • TypeScript: OOP và nguyên lý SOLIDal font-
  • Event-Driven Architecture, Queue & PubSubal font-
  • Basic scalable System Designal font-

Đăng ký nhận thông báo

Đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị từ 200Lab