Khi nói về lập trình web, JavaScript luôn được nhắc đến như một ngôn ngữ mà ai biết. Từ việc tạo ra các hiệu ứng sống động trên trang web đến xây dựng những ứng dụng phức tạp, JavaScript đã chứng minh vị thế của mình trong cộng đồng lập trình.
Với khả năng linh hoạt và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các trình duyệt, JavaScript ngày nay không chỉ dừng lại ở phía frontend mà còn vươn xa tới backend, mobile app, và thậm chí là IoT.
Vậy tại sao JavaScript lại được xem là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lý do khiến JavaScript trở thành công cụ yêu thích của hàng triệu lập trình viên trên toàn thế giới nhé.
1. Javascript là gì?
JavaScript (JS) là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, chủ yếu được sử dụng để tăng cường tính tương tác cho các website, đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng. JavaScript cho phép thực thi mã lệnh ở phía client, tức là ngay trên trình duyệt thay vì ở máy chủ từ xa (client-side).
Sau sự ra đời của Nodejs, JavaScript đã mở rộng khả năng của mình từ việc chỉ là một ngôn ngữ lập trình chạy trên trình duyệt, trở thành một công cụ mạnh mẽ để phát triển các ứng dụng server-side , giúp các Developer sử dụng một ngôn ngữ duy nhất cho toàn bộ ứng dụng (frontend + backend).
1.1 Client-side Javascript
Client-side JavaScript là mã JavaScript được thực thi trực tiếp trên trình duyệt của người dùng (Google Chrome, Microsoft Edge, Fire Fox), thường được sử dụng để tạo ra các tính năng tương tác và động trên trang web. Dưới đây là một số tính năng của client-side JavaScript:
- Thao tác với DOM (Document Object Model): Javascript Thao tác với DOM của một trang web, làm cho nội dung thay đổi tự động dựa theo thao tác của người dùng mà không cần tải lại trang. Ví dụ: thay đổi nội dung của một thẻ
<div>
khi người dùng nhấp vào nút.
document.getElementById("myButton").addEventListener("click", function() {
document.getElementById("myDiv").innerHTML = "Nội dung đã được thay đổi!";
});
- Xử lý sự kiện người dùng: lắng nghe và phản hồi các sự kiện người dùng như nhấp chuột, nhập liệu, di chuyển chuột, và nhiều sự kiện khác.
document.getElementById("myInput").addEventListener("input", function() {
alert("Bạn vừa nhập: " + this.value);
});
- AJAX (Asynchronous JavaScript and XML): Cho phép trình duyệt gửi và nhận dữ liệu từ máy chủ mà không cần tải lại trang, điều này giúp ứng dụng trở nên mượt mà hơn
fetch('https://api.example.com/data')
.then(response => response.json())
.then(data => {
document.getElementById("myDiv").innerHTML = data.someValue;
});
- Tạo hiệu ứng hình ảnh và động: Tạo ra các hiệu ứng động trên trang web, chẳng hạn như chuyển động, thay đổi màu sắc, hoặc ẩn/hiện các phần tử.
document.getElementById("myButton").addEventListener("click", function() {
document.getElementById("myDiv").style.display = "none";
});
1.2 Server-side Javascript
Server-side JavaScript là các đoạn mã JavaScript được thực thi trên máy chủ, giúp quản lý các yêu cầu từ client, tương tác với cơ sở dữ liệu, ... Dưới đây là một số tính năng của server-side JavaScript:
- Xử lý yêu cầu HTTP: Xử lý các yêu cầu HTTP từ client, chẳng hạn như yêu cầu GET hoặc POST, và trả về phản hồi phù hợp (thường là HTML, JSON).
const http = require('http');
const server = http.createServer((req, res) => {
res.statusCode = 200;
res.setHeader('Content-Type', 'text/plain');
res.end('Hello World\n');
});
server.listen(3000, () => {
console.log('Server running at http://localhost:3000/');
});
- Tương tác với Database: Kết nối và tương tác với các cơ sở dữ liệu để lưu trữ, truy xuất, và quản lý dữ liệu.
const { MongoClient } = require('mongodb');
const url = 'mongodb://localhost:27017';
const client = new MongoClient(url);
async function run() {
try {
await client.connect();
const database = client.db('myDatabase');
const collection = database.collection('myCollection');
const data = await collection.findOne({ name: 'Alice' });
console.log(data);
} finally {
await client.close();
}
}
run().catch(console.dir);
- Xác thực và quản lý người dùng: Quản lý phiên đăng nhập, xác thực người dùng.
2. Tại sao Javascript lại phổ biến?
Trong khảo sát hàng năm của Stack Overflow, JavaScript tiếp tục là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong suốt 11 năm liên tiếp. Đây là khảo sát lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực lập trình, với sự tham gia của 87,585
developers trên toàn cầu.
Báo cáo GitHub Octoverse năm 2023 cũng chỉ ra rằng JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên nền tảng này trong suốt 10 năm. JavaScript luôn đứng đầu về số lượng repository và đóng góp của cộng đồng.
Sau đây là những nguyên nhân chính khiến Javascript thống trị các bảng xếp hạng trong nhiều năm:
2.1 Cú Pháp Đơn Giản và Dễ Học
Javascript là một ngôn ngữ phổ biến, dễ học, chúng ta có thể kiểm tra code của mình ngay trong trình duyệt, ngôn ngữ này thân thiện với người mới bắt đầu hơn nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác.
2.2 Hỗ Trợ Rộng Rãi Từ Cộng Đồng
JavaScript có một cộng đồng lập trình viên lớn mạnh và sôi động, cung cấp vô số tài nguyên học tập, thư viện mã nguồn mở, và các công cụ hỗ trợ.
2.3 Khả năng tạo ra giao diện phong phú
JavaScript được các lập trình viên ưa chuộng nhờ khả năng tạo ra các giao diện phong phú và hấp dẫn. JavaScript tích hợp chặt chẽ với cấu trúc trang web (DOM), cho phép thay đổi nội dung, cấu trúc và kiểu dáng của trang web theo thời gian thực. Kết hợp với AJAX, JavaScript có thể giao tiếp với máy chủ và cập nhật trang web mà không cần tải lại toàn bộ. Thêm vào đó, các thư viện và framework như React, Angular, và Vue.js giúp tăng tốc quá trình phát triển.
2.4 Lập Trình Toàn Diện Với Nodejs
JavaScript có thể phát triển các ứng dụng web hoàn chỉnh, quản lý cả frontend và backend chỉ với một ngôn ngữ. Với sự ra đời của Nodejs, JavaScript đã trở thành ngôn ngữ lý tưởng cho việc phát triển toàn diện (end-to-end). Trước đây, JavaScript chỉ được dùng để làm cho các website có tính tương tác hơn từ phía client (trình duyệt). Tuy nhiên, từ năm 2009, với Nodejs - một môi trường runtime cho phép JavaScript chạy trên server, các lập trình viên có thể tương tác với cơ sở dữ liệu, quản lý yêu cầu HTTP, tạo nội dung động bằng JavaScript. Điều này giúp lập trình viên sử dụng JavaScript cho cả frontend và backend, dẫn đến làn sóng "JavaScript ở khắp mọi nơi".
2.5 Tính đa năng
JavaScript cho phép phát triển backend, frontend, ứng dụng web, ứng dụng di động chỉ với một ngôn ngữ. JavaScript có thể hoạt động cả ở phía client và server nhờ vào Nodejs, giúp nó trở nên cực kỳ linh hoạt. Các framework như Reactjs, Angular, Vuejs giúp tổ chức các ứng dụng phức tạp, trong khi React Native giúp tạo ra Mobile App. Javascript giúp nhiều công ty giảm bớt số lượng ngôn ngữ lập trình, tăng hiệu suất và đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống.
3. Javascript được ứng dụng như thế nào?
JavaScript đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, giúp tạo ra các ứng dụng đa dạng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số ứng dụng phổ biến được phát triển bằng Javascript nhé.
- Xây dựng trang Web Tương Tác: JavaScript giúp biến đổi những trang web tĩnh nhàm chán trở nên sống động và hấp dẫn hơn, nơi người dùng không chỉ xem mà còn có thể tương tác, kéo, thả các nội dung theo cách họ muốn.
- Phát triển Ứng Dụng Di Động: Với sự hỗ trợ của các framework như React Native và Ionic, JavaScript cho phép bạn xây dựng ứng dụng di động cho cả Android và iOS chỉ với một mã nguồn, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
- Phát Triển Game: Bạn có thể dễ dàng tạo ra các trò chơi như Pong, Tic-Tac-Toe, hoặc các trò chơi câu đố đơn giản chỉ với vài dòng code JavaScript kết hợp với HTML. Game 2D hành động, phiêu lưu với đồ họa sống động và âm thanh chất lượng sử dụng Phaser, hay game 3D với Threejs hoặc Babylonjs.
- Ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo: Với các thư viện như TensorFlowjs, Brainjs JavaScript cho phép tạo ra các ứng dụng có khả năng nhận diện hình ảnh, hiểu ngôn ngữ tự nhiên, dự đoán và nhận diện mẫu.
- Xây dựng Biểu đồ: Với JavaScript, bạn có thể dễ dàng tích hợp các biểu đồ vào bất kỳ ứng dụng web nào, cho dù đó là dashboard quản lý, trang báo cáo, hay website thương mại điện tử với các thư viện như Chartjs, D3js.
4. Kết luận
Với khả năng thích ứng và phát triển không ngừng, JavaScript đã khẳng định vị thế là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu. Nếu bạn đang băn khoăn không biết học ngôn ngữ gì khi mới tiếp cận với ngành IT, mong muốn trở thành Backend/Frontend Developer trong tương lai thì Javascript chính là lựa chọn tốt nhất vì Javascript có thể vừa phát triển được cả backend lẫn frontend.
Các bài viết liên quan từ Blog 200Lab:
Bài viết liên quan
Giới thiệu Kiến trúc Backend for Frontend (BFF)
Nov 16, 2024 • 10 min read
Flask là gì? Hướng dẫn tạo Ứng dụng Web với Flask
Nov 15, 2024 • 7 min read
Webhook là gì? So sánh Webhook và API
Nov 15, 2024 • 8 min read
Spring Boot là gì? Hướng dẫn Khởi tạo Project Spring Boot với Docker
Nov 14, 2024 • 6 min read
Two-Factor Authentication (2FA) là gì? Vì sao chỉ Mật khẩu thôi là chưa đủ?
Nov 13, 2024 • 7 min read
Test-Driven Development (TDD) là gì? Hướng dẫn thực hành TDD
Nov 13, 2024 • 6 min read