Facebook Pixel

SCALA LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT MỌI THỨ VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH SCALA

14 Apr, 2023

Pum

Author

Scala là ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, chạy trên nền máy ảo Java cho phép lập trình viên sử dụng các công cụ và thư viện Java sẵn có.

SCALA LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT MỌI THỨ VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH SCALA

Mục Lục

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu về Scala, bạn sẽ phát hiện đây không chỉ là ngôn ngữ lập trình mà còn là một công cụ hỗ trợ framework phát triển ứng dụng. Với những ưu điểm và tiềm năng của mình, Scala đang dần trở thành lựa chọn của các nhà phát triển trong quá trình xây dựng ứng dụng và dịch vụ mới.

Scala là gì?

Ngôn ngữ lập trình Scala là gì?

Scala là ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, chạy trên nền máy ảo Java (Java virtual machine) cho phép các lập trình viên sử dụng các công cụ và thư viện Java sẵn có. Chúng được phát triển bởi Nhà khoa học máy tính người Đức - Martin Odersky tại Đại học EPFL ở Thụy Sĩ vào năm 2003.

Scala cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ, bao gồm hàm bậc cao, kiểu động, cộng hưởng, tính toán song song và hỗ trợ cho các khái niệm lập trình hướng đối tượng như kế thừa, đa hình và ghi đè phương thức.

Tại sao Scala ra đời?

Tại sao ngôn ngữ lập trình Scala ra đời

Các ngôn ngữ lập trình truyền thống chỉ hỗ trợ một trong hai tính năng của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) và lập trình hàm (FP). Trong khi đó, ngôn ngữ lập trình Scala được thiết kế tích hợp cả hai tính năng, mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển phần mềm.

Đó là lý do ngôn ngữ Scala ra đời. Ngoài ra, Scala cũng được sử dụng rộng rãi trong data science (khoa học dữ liệu) và data analysis (phân tích dữ liệu), đặc biệt là trong Apache Spark, nền tảng xử lý phân tán được sử dụng rộng rãi trong Big Data.

Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình Scala

Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình Scala
  • Scala ngắn gọn, dễ đọc và không có lỗi.
  • Cấu trúc của Scala nhẹ và súc tích nên dễ dàng viết, biên dịch và debug.
  • Triển khai đồng thời giúp thực hiện song song các tác vụ.
  • Giảm kích thước của code ít nhất hai hoặc ba lần so với Java.

Nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Scala

  • Khó học: Scala có cú pháp khá phức tạp và nhiều tính năng.
  • Hiệu năng thấp hơn so với Java: Scala là một ngôn ngữ được chạy trên nền tảng JVM do đó hiệu năng của Scala có thể thấp hơn so với Java.
  • Thiếu tài liệu: Scala là một ngôn ngữ lập trình còn khá mới nên tài liệu và nguồn thông tin về Scala có thể ít hơn so với các ngôn ngữ lập trình phổ biến khác.
  • Thời gian biên dịch lâu: Do cú pháp phức tạp nên thời gian biên dịch của Scala có thể lâu hơn so với các ngôn ngữ khác.

Scala được ứng dụng vào đâu?

Scala được ứng dụng vào đâu

Scala có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Phát triển web: Scala được sử dụng để phát triển các ứng dụng web và các dịch vụ web. Một số framework phổ biến trong lĩnh vực này là Play, Lift và Scalatra.
  • Big Data: Scala được sử dụng rộng rãi trong các dự án xử lý dữ liệu lớn. Ví dụ: Apache Spar - framework xử lý dữ liệu lớn phổ biến, được viết bằng Scala.
  • Machine learning: Scala có thể được sử dụng trong các dự án machine learning như Apache Mahout và Apache PredictionIO.
  • Game development: Scala có thể được sử dụng trong phát triển game, ví dụ: hệ thống scripting của game Minecraft được viết bằng Scala.

Scala là một ngôn ngữ rất đa dụng và có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ phát triển web đến big data, machine learning và game development.

Big data là gì? Mối liên hệ giữa big data và data analytics
Big data là một thuật ngữ mô tả khối lượng dữ liệu lớn, rất khó quản lý (có cấu trúc, không cấu trúc và bán cấu trúc). Big data có thể được phân tích để tìm hiểu thông tin về insight của khách hàng giúp việc đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
Big data là gì? Mối liên hệ giữ big data và data analytics

Ngôn ngữ lập trình Scala phù hợp với ai?

Nếu bạn là lập trình viên đã thành thạo với ngôn ngữ Java, C++, C và Python rồi, thì Scala sẽ là lựa chọn tiếp theo nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng lập trình nâng cao cơ hội nghề nghiệp của bản thân.

Đây là ngôn ngữ phù hợp với Software Engineers, Data Scientists, Data Engineers và Data Analytics.

Khác nhau giữa Data Scientist, Data Engineer vs Data Analyst
Điểm khác biệt giữa data scientist, data analyst, data engineer là công việc phải làm. Trong bài này, chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh chi tiết
Khác nhau giữa Data Scientist, Data Engineer vs Data Analyst

Biến (Variables) trong Scala

Các biến trong Scala được chia thành hai loại.

Biến (Variables) trong Scala

Var

var được dùng để khai báo các biến và các giá trị của biến số có thể thay đổi giá trị (mutable variable) được trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

Chữ cái đầu tiên của kiểu dữ liệu phải được viết hoa vì trong kiểu dữ liệu Scala được coi là đối tượng.

1
2
var b = "Edureka"
b = "Brain4ce Organisation"

Output

b: String = Edureka
b: String = Brain4ce Organization
Trong trường hợp này, biến sẽ chấp nhận chuỗi mới và hiển thị nó.

Val

Cũng dùng để khai báo biến, thế nhưng sau khi đã được khởi tạo thì giá trị của val không thể thay đổi được (immutable variable).

Chữ cái đầu tiên của kiểu dữ liệu phải được viết hoa vì trong kiểu dữ liệu Scala được coi là đối tượng.

1
2
val a = "hello world"
a = "how are you"

Output

a: String = hello world
<console>:25: error: resignment to val
a = “how are you”
^

Biến (Variables) trong Scala

Đoạn code này sẽ báo lỗi và biến a sẽ không chấp nhận giá trị mới.

Cài đặt Scala

Cài đặt trên Windows

  • Bước 1 : Tải xuống và cài đặt JDK (Java Development Kit). Scala chạy trên nền tảng JVM, vì vậy trước khi cài đặt Scala, bạn cần cài đặt JDK trên máy tính của mình. Bạn có thể tải JDK từ trang chủ của Oracle hoặc OpenJDK.
  • Bước 2: Tải Scala 2.11.7 xuống, rồi bấm run để download file.
Cài đặt Scala
  • Bước 3: Click vào next
Cài đặt Scala
  • Bước 4: Chọn check box
Cài đặt Scala
  • Bước 5: Nếu muốn thay đổi location thì chọn thư mục muốn cài đặt còn không thì nhấn next
Cài đặt Scala
  • Bước 6: Click vào install
Cài đặt Scala
  • Bước 7
Cài đặt Scala
  • Bước 8: Click vào finish
Cài đặt Scala
  • Bước 9: Cài đặt path. Click vào My Computer -> Properties -> Advanced System setting -> Environment Variable -> Select Path -> Edit
  • Bước 10: Sau đó gõ scala ở chế độ command-line
Cài đặt Scala

Cài đặt trên Linux hoặc Mac

Cài đặt Scala trên Linux, Ubuntu, Mac OS X hoặc bất kỳ hệ thống dựa trên Unix nào đều giống nhau.

  • Bước 1: Tải xuống và cài đặt JDK (Java Development Kit). Scala chạy trên nền tảng JVM, vì vậy trước khi cài đặt Scala, bạn cần cài đặt JDK trên máy tính của mình. Bạn có thể tải JDK từ trang chủ của Oracle hoặc OpenJDK.
  • Bước 2: Download Scala Binaries từ  http://www.scala-lang.org/download/ rồi giải nén tệp scala-2.11.7.tgz bằng cách sau
Bash
$ tar -xvzf scala-2.11.7.tgz
scala-2.11.7/
scala-2.11.7/man/
scala-2.11.7/man/man1/
scala-2.11.7/man/man1/scala.1
scala-2.11.7/man/man1/scalap.1
scala-2.11.7/man/man1/fsc.1
scala-2.11.7/man/man1/scaladoc.1
scala-2.11.7/man/man1/scalac.1
scala-2.11.7/bin/
scala-2.11.7/bin/scalac
...
  • Bước 3: Sau khi giải nén, thay đổi đường dẫn trỏ đến thư mục bằng lệnh cd. Sau đó, thư mục được tải xuống.
Bash
$ cd ~/Downloads
[intellipaat@local Downloads]$
  • Bước 4: Lúc này, bạn đang ở trong thư mục tải xuống nơi có scala binaries. Chỉ cần vào thư mục bin.
Bash
[intellipaat@local Downloads]$ cd scala-2.11.7
[intellipaat@local scala-2.11.7]$cd bin
  • Bước 5: Sau đó nhập shell scala như sau
Bash
[intellipaat@local bin]$ ./scala
Picked up _JAVA_OPTIONS: -Dawt.useSystemAAFontSettings=on -Dswing.aatext=true -Dswing.defaultlaf=com.sun.java.swing.plaf.gtk.GTKLookAndFeel
Welcome to Scala version 2.11.7 (Java HotSpot(TM) 64-Bit Server VM, Java 1.8.0_20).
Type in expressions to have them evaluated.
Type :help for more information.
scala>
  • Đặt PATH cho Scala
    Sử dụng lệnh sau để đặt PATH cho Scala.
Bash
$ export PATH = $PATH:/Downloads/scala/bin

Lời kết

Nếu bạn đang quan tâm đến việc học một ngôn ngữ lập trình mới hoặc đang tìm kiếm một giải pháp cho các dự án của mình thì Scala là một lựa chọn hữu ích đấy.

Nếu bạn có định hướng trở thành Data Analyst chuyên nghiệp thì bạn có thể tham khảo bộ khóa học toàn diện chuyên nghiệp với combo 4 khóa học trong 1 bootcamp của 200Lab tại đây

Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích về chủ đề Data tại Blog của 200Lab nhé!

Bài viết liên quan

Lập trình backend expressjs

xây dựng hệ thống microservices
  • Kiến trúc Hexagonal và ứng dụngal font-
  • TypeScript: OOP và nguyên lý SOLIDal font-
  • Event-Driven Architecture, Queue & PubSubal font-
  • Basic scalable System Designal font-

Đăng ký nhận thông báo

Đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị từ 200Lab