Azure DevOps là một giải pháp toàn diện của Microsoft cho quá trình phát triển phần mềm, tích hợp các công cụ như Boards, Repos, Pipelines, Test Plans và Artifacts. Bài viết này sẽ giới thiệu về các tính năng chính của Azure DevOps, từ quản lý dự án, quản lý mã nguồn, tự động hóa quy trình CI/CD, đến kiểm thử và chia sẻ package. Ngoài ra, bài viết còn hướng dẫn cách thiết lập và sử dụng Azure DevOps cho dự án cụ thể.
1. Azure DevOps là gì?
Azure DevOps là một bộ công cụ phát triển phần mềm được cung cấp bởi Microsoft, tập trung vào việc hỗ trợ quy trình phát triển phần mềm và quản lý dự án. Bộ công cụ này bao gồm một loạt các dịch vụ và công cụ tích hợp để hỗ trợ toàn diện quá trình phát triển và triển khai ứng dụng.
Azure DevOps còn là một nền tảng cung cấp dịch vụ cho các nhà phát triển, giúp họ lên kế hoạch làm việc, kết hợp phát triển mã nguồn, cũng như xây dựng và triển khai ứng dụng. Những nhà phát triển có thể chọn làm việc trên đám mây thông qua Azure DevOps Service hoặc lựa chọn làm việc tại on-premise bằng cách sử dụng Azure DevOps Server.
Đặc biệt, Azure DevOps cung cấp một bộ tính năng tích hợp mà người sử dụng có thể truy cập thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng IDE. Điều này cho phép các nhà phát triển linh hoạt sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ như lên kế hoạch làm việc, quản lý mã nguồn, xây dựng, và triển khai ứng dụng, tùy thuộc vào nhu cầu công việc cụ thể.
2. Các dịch vụ chính của Azure DevOps
Azure DevOps cung cấp các dịch vụ chính sau:
- Azure Repos: Dịch vụ quản lý mã nguồn, hỗ trợ Git và Team Foundation Version Control (TFVC) cho quản lý mã nguồn phân tán.
- Azure Boards: Dịch vụ quản lý công việc và dự án, cung cấp các bộ công cụ Agile bao gồm Kanban và Scrum, hỗ trợ nhóm làm việc hiệu quả hơn.
- Azure Pipelines: Dịch vụ tự động hóa quy trình triển khai và xây dựng, cho phép tạo các Pipeline triển khai liên tục (CI/CD) để tự động hóa quá trình từ mã nguồn đến môi trường triển khai.
- Azure Test Plans: Dịch vụ kiểm thử và quản lý kiểm thử, cung cấp bộ công cụ giúp theo dõi và quản lý kết quả kiểm thử.
- Azure Artifacts: Dịch vụ cho phép các nhóm chia sẻ package từ cả mã nguồn đóng và mã nguồn mở giống và tích hợp vào trong pipeline của các project khác nhau như Maven, npm và NuGet.
3. Cách dùng Azure DevOps
Dưới đây là các bước thiết lập và sử dụng Azure DevOps cho một dự án cụ thể.
3.1. Tạo Dự Án
- Truy cập trang web Azure DevOps để đăng nhập hoặc đăng ký một tài khoản mới.
- Tạo một tổ chức mới hoặc sử dụng tổ chức hiện tại.
- Tạo một dự án mới, xác định Version control và loại quy trình làm việc (Agile, Scrum, CMMI) tại mục Advance.
3.2. Quản lý Mã Nguồn (Azure Repos)
- Trong trang dự án, chọn tab "Repos" để quản lý mã nguồn.
- Tạo một kho mã nguồn mới hoặc nhập đường dẫn của kho mã nguồn hiện tại để kết nối với Azure Repos.
3.3. Tích Hợp Công Việc (Azure Boards):
- Chọn tab "Boards" để tạo và quản lý công việc.
- Tạo các user stories, task, và bugs, và theo dõi tiến độ công việc của nhóm.
3.4. Xây Dựng Tự Động (Azure Pipelines):
- Chọn tab "Pipelines" và tạo một Pipeline mới.
- Cấu hình Pipeline để kết nối với kho mã nguồn và thực hiện các bước xây dựng và kiểm thử tự động.
3.5. Quản lý Gói và Bản Phân Phối (Azure Artifacts):
- Chọn tab "Artifacts" để tạo và quản lý các gói và bản phân phối.
3.6. Kiểm Thử (Azure Test Plans):
- Chọn tab "Test Plans" để quản lý kế hoạch kiểm thử và theo dõi kết quả kiểm thử.
3.7. Triển Khai (Azure Pipelines):
- Sử dụng DevOps Pipeline để cấu hình và thực hiện việc triển khai ứng dụng từ môi trường phát triển đến môi trường thực tếcuar sản phẩm.
3.8. Tích Hợp và Mở Rộng (Extensions):
- Tìm và cài đặt các tiện ích mở rộng từ Marketplace để thêm các tính năng mới và tích hợp với công cụ và dịch vụ khác.
3. Tại sao nên dùng Azure DevOps?
3.1. Ưu điểm của Azure DevOps
Việc sử dụng Azure Devops mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển và triển khai ứng dụng, sau đây là một số ưu điểm mà Azure Devops mang lại:
1. Làm việc linh động: Azure DevOps cho phép nhóm phát triển làm việc trên Cloud thông qua Azure DevOps Service hoặc chọn lựa làm việc tại on-premise bằng Azure DevOps Server. Điều này mang lại tính linh hoạt cho các dự án với các yêu cầu và môi trường làm việc khác nhau.
2. Bộ công cụ tích hợp toàn diện: Azure DevOps cung cấp một bộ công cụ toàn diện với nhiều dịch vụ tích hợp, bao gồm quản lý mã nguồn, lên kế hoạch làm việc, xây dựng, kiểm thử, triển khai và theo dõi. Điều này giúp giảm thiểu sự phân tán và tối ưu hóa quá trình làm việc.
3. Quản lý mã nguồn hiệu quả: Dịch vụ quản lý mã nguồn trong Azure DevOps giúp các nhà phát triển theo dõi, quản lý và hợp nhất mã nguồn một cách hiệu quả. Hệ thống kiểm soát phiên bản và khả năng tích hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình làm tăng sự linh hoạt trong quy trình phát triển.
4. Bảo mật: Azure DevOps được xây dựng với các tiêu chuẩn bảo mật cao và tuân thủ các chuẩn như ISO 27001, SOC 2, và nhiều tiêu chuẩn khác, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và quy trình làm việc.
5. Cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ:Azure DevOps là một sản phẩm của Microsoft, nơi có một cộng đồng lớn và chuyên gia hỗ trợ đang sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp các vấn đề kỹ thuật.
3.2. Nhược điểm của Azure DevOps
Bên cạnh những ưu điểm thì Azure Devops vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Thời gian tìm hiểu: Azure DevOps cung cấp rất nhiều công cụ và tính năng, cần nhiều thời gian để nắm bắt được toàn bộ hệ thống.
- Chi phí sử dụng: Mặc dù việc phát triển và triển khai ứng dụng có tính linh hoạt cao, nhưng có thể phát sinh chi phí đối với dự án lớn.
- Khả năng tích hợp: Azure DevOps là một phần của hệ sinh thái Azure của Microsoft, trong một số trường hợp việc tích hợp Azure DevOps với các công cụ không phải của Microsoft có thể gặp khó khăn.
- Hiệu suất: Đối với các dự án lớn cần triển khai liên tục có thể gặp vấn đề về hiệu suất: Dự án lớn thường đi kèm với nhiều mã nguồn, tài nguyên và lịch sử commit lớn, việc triển khai có thể có nhiều bước phức tạp làm tăng tải cho hệ thống. Ngoài ra nhiều người đồng thời cùng thực hiện hoạt động trên dự án như triển khai, xây dựng (build), kiểm thử..v.v sẽ gây áp lực cho hệ thống và làm giảm hiệu suất.
- Thiếu tối ưu cho các nhóm làm việc nhỏ hoặc dự án nhỏ: Azure DevOps cung cấp quá nhiều tính năng có thể làm quá trình quản lý trở nên phức tạp và không cần thiết.
Mặc dù Azure DevOps vẫn tồn tại nhiều yếu điểm, nhưng đối với nhiều tổ chức và dự án, lợi ích mà Azure DevOps mang lại thường vượt quá nhược điểm, do đó Azure DevOps vẫn là một lựa chọn tốt cho các nhà phát triển ứng dụng đặc biệt là khi tích hợp vào môi trường phát triển phần mềm và quản lý dự án của Microsoft.
4. Chứng chỉ Azure DevOps
Hiện tại, Microsoft không cung cấp một chứng chỉ chính thức để chứng minh kỹ năng sử dụng Azure Devops. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể học các kỹ năng của Azure DevOps thông qua các chứng chỉ có liên của của Microsoft Azure.
Dưới đây là một số chứng chỉ trên trang Microsoft Learn mà bạn có thể xem xét để củng cố kỹ năng Azure DevOps của mình:
- Azure Fundamentals: Chứng chỉ này tập trung vào kiến thức cơ bản về Microsoft Azure, bao gồm cả các dịch vụ mà Azure DevOps có thể tương tác.
- Azure Administrator Associate: Chứng chỉ tập trung vào kỹ năng quản lý và triển khai ứng dụng trên Microsoft Azure.
- Azure Developer Associate: Chứng chỉ tập trung vào kỹ năng phát triển và triển khai ứng dụng trên nền tảng Azure
- Azure DevOps Engineer Expert: Chứng chỉ này tập trung vào việc triển khai và quản lý hệ thống CI/CD trên Azure.
- AZ-400: Designing and Implementing Microsoft DevOps Solutions: Chứng chỉ này là một khóa học và kỳ thi tương ứng với Azure DevOps, tập trung vào việc thiết kế và triển khai giải pháp DevOps bằng cách sử dụng nền tảng Azure.
5. Tổng kết
Azure DevOps là một phần mềm toàn diện nằm trong hệ sinh thái Azure của Microsoft, cung cấp một giải pháp đồng bộ và tích hợp cho các nhóm phát triển, giúp tối ưu hóa quá trình phát triển phần mềm, đảm bảo chất lượng và tăng tính linh hoạt trong quản lý dự án. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn.
Tham khảo các bài viết khác về DevOps của 200lab: