Java Core là gì? So sánh Java Core và Java
02 Oct, 2023
Nam Thang
AuthorJava Core (hay còn gọi là Java SE - Java Standard Edition) là một phần của Java Platform, chứa các thư viện cơ bản để phát triển ứng dụng Java.
Mục Lục
Java được biết đến là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng và bảo mật ứng dụng một các mạnh mẽ. Vì thế mà các ứng dụng nghiệp vụ enterprise thường sử dụng ngôn ngữ này để phát triển hệ thống của họ. Và bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Java Core là gì và cách phân biệt với Java trong ngữ cảnh lập trình. Hãy cùng 200Lab khám phá sâu hơn về Java Core nhé!
1. Nền tảng của ngôn ngữ lập trình Java
Nền tảng của ngôn ngữ lập trình Java chính là môi trường thực thi, được gọi là Java Virtual Machine (JVM). JVM là một máy ảo, cung cấp môi trường để code Java có thể được thực thi. Chương trình Java khi biên dịch sẽ tạo ra các mã máy gọi là bytecodes
. Ngoài ra, Java còn có thể kết hợp với các công nghệ khác như Servlet, JSP, JDBC để xây dựng các ứng dụng web và cơ sở dữ liệu.
2. Phân biệt Java Core và Java
2.1. Java là gì?
Java là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Sun Microsystems vào cuối những năm 90. Java được thiết kế để hoạt động trên nhiều nền tảng, điều này có nghĩa Java có thể chạy trên các hệ điều hành khác nhau mà không cần phải viết lại từ đầu và chính đặc điểm này làm cho Java trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình đa nền tảng mạnh mẽ.
Write once, run anywhere - by Sun Microsystems
Java cũng nổi tiếng về tính bảo mật cao và kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên hệ thống. Nó thường được sử dụng trong việc phát triển các ứng dụng web, ứng dụng di động (sử dụng Android), phần mềm máy chủ, ứng dụng trò chơi và nhiều lĩnh vực khác.
Java cung cấp một loạt thư viện và framework mạnh mẽ cho các lập trình viên, giúp dễ dàng xây dựng các ứng dụng phức tạp. Java cũng có một cộng đồng phát triển lớn và sự hỗ trợ từ các công ty lớn trên thế giới, giúp duy trì và phát triển ngôn ngữ này theo thời gian.
2.2. Java Core là gì?
Java Core (hay còn gọi là Java SE - Java Standard Edition) là một phần của Java Platform, chứa các thư viện cơ bản để phát triển ứng dụng Java. Java Core bao gồm các thành phần cốt lõi của Java như:
- Ngôn ngữ Java: Cú pháp và cách thức hoạt động của ngôn ngữ Java.
- Máy ảo Java (JVM): Môi trường thực thi Java cho phép các ứng dụng Java chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau mà không cần biên dịch lại.
- Các thư viện cơ bản, công cụ phát triển Java và các tiện ích khác
2.3. So sánh Java & Java Core - Nền tảng khác nhau
Sự khác biệt chính giữa Java và Java Core là gì? Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:
Java | Java Core | |
---|---|---|
Khái niệm | Java là một ngôn ngữ lập trình đa nền tảng được sử dụng rộng rãi trong phát triển phần mềm | Java Core là một phần của Java và được “đóng gói” trong các phiên bản của Java |
Thành phần | Java bao gồm các thành phần như JRE, JVM, JDK, JAR, JSP, Servlet | Java Core bao gồm các thành phần như Java API, Java SE, Java EE, Java ME |
Yêu cầu về phần mềm cài đặt | Java yêu cầu máy tính phải được cài đặt JRE (Java Runtime Environment) hoặc JDK (Java Development Kit) để chạy các ứng dụng | Java Core yêu cầu máy tính phải được cài đặt JDK (Java Development Kit) để phát triển các ứng dụng |
2.4. Ứng dụng thực tế của Java và Java Core
Java và Java Core được sử dụng để phát triển các ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Linux, macOS hay trên các thiết bị di động. Cụ thể là:
- Phát triển ứng dụng web: Java và Java Core được sử dụng để phát triển các ứng dụng web đáp ứng cao với các yêu cầu kinh doanh như tính bảo mật cao, hiệu suất tốt và khả năng mở rộng.
- Phát triển ứng dụng di động: Java có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng di động cho hệ điều hành Android.
- Xử lý dữ liệu: Java và Java Core được sử dụng để xử lý dữ liệu lớn và tính toán trong các ứng dụng khoa học và công nghệ cao.
Ngoài ra, Java và Java Core còn được sử dụng để phát triển các thư viện mã nguồn mở như Apache Commons, Spring Framework, Hibernate, …
Trên đây là một số ví dụ về ứng dụng thực tế của Java và Java Core. Các công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng và công nghệ hiện đại.
3. Học Java Core như thế nào?
Để học Java Core một cách hiệu quả, chúng ta có thể làm theo các bước sau:
- Tìm kiếm và chọn tài liệu học phù hợp: Có rất nhiều tài liệu học Java Core từ sách đến video trên mạng. Nên tìm kiếm và chọn lọc phù hợp với trình độ và mục tiêu của mình. Điển hình như chúng ta có thể tham khảo những bài viết về Java trên 200Lab.
2. Học và luyện tập từ cơ bản đến nâng cao: Nên bắt đầu từ những kiến thức cơ bản như kiểu dữ liệu, cú pháp, lệnh điều khiển... sau đó tiếp tục học đến những kiến thức phức tạp hơn như lập trình hướng đối tượng, xử lý ngoại lệ...
3. Bên cạnh đó, học thông qua các bài tập và ví dụ để hiểu rõ hơn, từ đó áp dụng vào thực tế.
4. Tham gia các cộng đồng học tập hoặc diễn đàn Java sẽ giúp chúng gặp gỡ được nhiều người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cũng như được hỗ trợ từ những thành viên khác.
5. Luôn luôn cập nhật kiến thức: công nghệ luôn có sự thay đổi và phát triển liên tục, vì vậy chúng ta nên tiếp tục học tập và cập nhật kiến thức để không bị lạc hậu trong lĩnh vực này
3.1. Tại sao cần học Java Core?
Java Core là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay. Việc học Java Core giúp ta có thể phát triển các ứng dụng và chương trình máy tính với tính ổn định, bảo mật cao và dễ bảo trì. Hơn nữa, Java Core còn được sử dụng rộng rãi trong lập trình trên các thiết bị di động, đặc biệt là trên nền tảng Android. Việc học Java Core sẽ giúp ta có thể phát triển các ứng dụng trên nền tảng Android một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, Java Core cũng cho phép ta xây dựng các ứng dụng web và giao diện người dùng (UI) đa dạng và linh hoạt. Vì vậy, việc học Java Core cũng là bước đi đầu tiên để phát triển các ứng dụng web và UI tốt hơn.
Tóm lại, học Java Core là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển các ứng dụng và chương trình máy tính, đặc biệt là trên các thiết bị di động và web.
3.2. Java Core Tutorial là gì?
Java Core Tutorial là các hướng dẫn, tài liệu giúp chúng ta hiểu và học về phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình Java. Nó bao gồm các chủ đề quan trọng như cú pháp cơ bản, kiến thức về đối tượng, quản lý bộ nhớ, xử lý ngoại lệ, đa luồng và nhiều khía cạnh quan trọng khác của Java
Đây là các Java Core Tutorial, mọi người có thể tham khảo:
Dưới đây là một ví dụ đơn giản minh họa việc sử dụng Java Core:
public class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
// In ra màn hình dòng chữ "Hello, World!"
System.out.println("Hello, World!");
}
}
public class HelloWorld
định nghĩa một class Java có tên làHelloWorld
.public static void main(String[] args)
là phương thức chính của chương trình Java, nơi bắt đầu thực thi code Java.System.out.println("Hello, World!");
là câu lệnh in ra màn hình dòng chữ "Hello, World!".
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi qua thêm một ví dụ đơn giản về việc sử dụng biến, thực hiện phép toán cơ bản và in kết quả.
public class Calculator {
public static void main(String[] args) {
// Khai báo và khởi tạo hai số nguyên
int number1 = 10;
int number2 = 5;
// Thực hiện các phép toán cơ bản
int sum = number1 + number2;
int difference = number1 - number2;
int product = number1 * number2;
int quotient = number1 / number2;
// In kết quả ra màn hình
System.out.println("Tổng: " + sum);
System.out.println("Hiệu: " + difference);
System.out.println("Tích: " + product);
System.out.println("Thương: " + quotient);
}
}
- Chúng ta định nghĩa một class
Calculator
và phương thứcmain
để thực thi chương trình. - Khai báo và khởi tạo hai số nguyên (integer)
number1
vànumber2
. Các loại dữ liệu trong Java bao gồm số nguyên (integer), số thực (float), ký tự (char), chuỗi (string), boolean và đối tượng (object). Mỗi loại dữ liệu có đặc điểm và cách sử dụng riêng biệt. - Thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân và chia hai số và lưu kết quả vào các biến
sum
,difference
,product
, vàquotient
. - Sử dụng
System.out.println
để in kết quả ra màn hình.
4. Khái niệm về Java Spring Boot
Java Spring Boot là một framework mã nguồn mở được xây dựng trên nền tảng của Java. Nó giúp cho việc phát triển ứng dụng web, microservices và các ứng dụng liên quan đến cloud trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Spring Boot cung cấp cho người lập trình khả năng tự cấu hình và các thành phần trong ứng dụng một cách đơn giản và hiệu quả. Điều này giúp cho các nhà phát triển có thể tập trung vào việc phát triển các tính năng của ứng dụng mà không cần phải lo về cách triển khai và cấu hình.
Bên cạnh đó, Spring Boot cũng tích hợp sẵn rất nhiều các thư viện và công nghệ phổ biến như Spring Data, Spring Security, Hibernate, JPA... giúp cho các nhà phát triển có thể kết nối với các cơ sở dữ liệu và xây dựng các tính năng cho ứng dụng của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Vì vậy, nếu muốn phát triển các ứng dụng web hoặc microservices một cách nhanh chóng và hiệu quả, Java Spring Boot chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời.
Kết luận lại, Java Core là một phần của JDK, trong khi Java là một ngôn ngữ lập trình. Khi chúng ta muốn lập trình bằng Java, ta sẽ cần phải tải xuống JDK để có được Java Core. Vì vậy, trong lĩnh vực phát triển phần mềm, Java Core và Java là hai thuật ngữ khác nhau nhưng cùng liên quan đến nhau. Java Core là một phần không thể thiếu để xây dựng các ứng dụng Java chạy trên máy tính hoặc nền tảng khác.
Giờ thì bạn đã hiểu sơ lược về Java core là gì? Cách phân biệt với Java, cũng như khái niệm về Java Spring Boot. Đây sẽ là hành trang hữu ích dành cho bạn trên con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.
Một vài bài viết bạn sẽ thích: