Smart Contract là gì? Những điều cần biết về Smart Contract
04 Jun, 2022
Pum
AuthorSmart Contract cũng như 1 account user trong Blockchain. Cũng có address, chứa được các cryptocurrency và cũng có thể thực hiện được transaction.
Mục Lục
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc chưa biết Smart Contract là gì? Cơ chế hoạt động cũng như các ưu, nhược điểm ra sao? Thì thông qua bài viết này, bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Smart Contract (hợp đồng thông minh).
Lịch sử hình thành Smart Contract
Các Deverloper đã suy nghĩ là làm sao để có thể tận dụng Blockchain nhiều hơn để chúng ta có thể lập trình được, lưu thêm những dữ liệu vào các block mà vẫn đảm bảo được tính phi tập trung, bảo mật và minh bạch.
Đó là lý do một blockchain mới ra đời đó là Ethereum. Mà để Ethereum có thể làm được như vậy thì phải cần đến Smart Contract.
Chúng ta sẽ lượt nhanh qua lịch sử hình thành nên Smart Contract.
Smart Contract (hợp đồng thông minh) được hình thành ý tưởng lần đầu tiên bởi Nick Szabo - sinh viên tốt nghiệp Đại học Washington vào năm 1994.
Szabo giải thích rằng ông sử dụng từ "thông minh" vì các hợp đồng này có thể thực hiện các bước được lập trình sẵn mà các hợp đồng giấy không thể thực hiện được.
Ông cũng cảnh báo rằng việc sử dụng thuật ngữ "Smart Contract (hợp đồng thông minh)" không ngụ ý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hợp đồng này không thể phân tích và xác định các yêu cầu chủ quan hơn của một hợp đồng.
Smart Contract là gì?
Theo Wikipedia, Smart Contract được định nghĩa như sau:
A smart contract is a computer program or a transaction protocol which is intended to automatically execute, control or document legally relevant events and actions according to the terms of a contract or an agreement. The objectives of smart contracts are the reduction of need in trusted intermediators, arbitrations and enforcement costs, fraud losses, as well as the reduction of malicious and accidental exceptions.
Hoặc bạn có thể hiểu, về bản chất Smart Contract cũng như 1 account user trong Blockchain. Nó cũng có address, cũng có thể chứa được các cryptocurrency và cũng có thể thực hiện được các transaction. Đặc tính lớn nhất của Smart Contract là nó được lập trình và khi vào Blockchain là không thể sửa đổi được.
Vì tính chất không thể can thiệp này, Smart Contract giúp cho các nhà phát triển loại bỏ được niềm tin vào con người và giúp Blockchain ứng dụng được vào các mảng khác.
Bạn có thể xem thêm video này để hiểu thêm về định nghĩa Smart Contract nhé!
Smart Contract hoạt động như thế nào?
Ngày trước khi chưa có Smart Contract, thì chúng ta sử dụng mô hình quản lý tập trung truyền thống khi giao dịch với nhau. Chúng ta sẽ giao ước và cần đến 3rd Party để làm đơn vị trung gian.
Bên đó sẽ đứng ra làm trọng tài để phân xử cũng như đảm bảo được là những quy ước đó sẽ được thực thi đúng. Nếu dùng một bên trung gian (3rd) thì tất cả chúng ta buộc phải tin và để họ làm “trọng tài”
Bây giờ khi có Smart Contract thì chúng ta không cần 3rd Party mà bản thân Smart Contract sẽ giúp chúng ta. Đây chính là cơ chế ICO - Initial Coin Offering nổi tiếng.
Ví dụ:
Bạn có một ý tưởng rất hay và muốn gọi vốn. Lúc này bạn đưa ra lời hứa, nếu huy động được $1.000.000 thì bạn thực hiện dự án này, nếu không thì các nhà đầu tư sẽ được hoàn lại tiền sau một tháng.
Vậy điều gì sẽ đảm bảo là bạn sẽ hoàn lại tiền? Nếu không có Smart Contract thì bạn cần có một đơn vị trung gian đứng ra để phân xử và giải quyết vấn đề này.
Còn nếu có Smart Contract, nó sẽ được lập trình để logic đó được thực thi, nếu tới hạn mà vẫn chưa đủ tiền, thì nó sẽ gửi lại cho các nhà đầu tư tất cả token trước đó mà nó nhận.
Smart Contract hoạt động bằng cách tuân theo các câu lệnh đơn giản “if/when…then…” được viết thành mã trên Blockchain.
Developer sẽ viết hợp đồng thông minh bằng các ngôn ngữ như C++, Go, Python, Java,…
Ưu và nhược điểm của Smart Contract
Ưu điểm của Smart Contract
Tốc độ, hiệu quả và tính chính xác
Khi một điều kiện được đáp ứng, hợp đồng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Vì hợp đồng thông minh là kỹ thuật số và tự động, không có thủ tục giấy tờ để xử lý vì vậy sẽ không mất quá nhiều thời gian để điều chỉnh. |
Vì không có bên thứ ba nên mã hóa của giao dịch được chia sẻ giữa những người tham gia, nên sẽ tránh được rủi ro bị thay đổi thông tin. |
Vì không phải qua trung gian để xử lý các giao dịch nên sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan. |