Looker Studio là gì? Vì sao nên chọn Looker Studio?
05 Apr, 2024
Hãy cùng khám phá Looker Studio và các ưu điểm của nó trong bài viết dưới đây cùng 200lab nhé!
Mục Lục
Cùng với sự tăng trưởng về sự quản lý dữ liệu và phân tích trong doanh nghiệp, việc sử dụng các công cụ Business Intelligence như Looker Studio, Power BI … trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với sự liên tục cho ra đời các BI tool mới, câu hỏi đặt ra là liệu nó có phải là lựa chọn lý tưởng cho mọi loại doanh nghiệp hay không? Hãy cùng khám phá Looker Studio và các ưu điểm của nó trong bài viết dưới đây cùng 200lab nhé!
1. Looker Studio là gì?
Trước đây Google sở hữu một công cụ visualization data có tên là Google Data Studio (GDS) được Google giới thiệu vào ngày 15 tháng 3 năm 2016. Với GDS, bạn có thể dễ dàng xây dựng các dashboard, report linh hoạt và có thể tương tác theo ý muốn.
Tuy nhiên Google cần một nền tảng phân tích từ đầu đến cuối để kết nối, thu thập, nghiên cứu và hiển thị dữ liệu thông qua Google Cloud, Azure, AWS, cơ sở dữ liệu On-premises và các ứng dụng ISV, có thể hỗ trợ phân tích mọi lúc, mọi nơi để cạnh tranh với các công ty như Oracle, SAP, Microsoft và IBM Amazon trong mảng cho thuê cơ sở hạ tầng, các công cụ điện toán.
Nhận thấy, Looker cung cấp một công cụ trực quan giúp người dùng dễ dàng phát hiện các xu hướng và rút ra những kết luận từ dữ liệu của mình.
Ngoài ra, Looker được sử dụng để lập mô hình dữ liệu, quản trị và tạo các hệ thống dữ liệu phức tạp. Nó là một trong những đối thủ đáng chú ý trong lĩnh vực trực quan hoá dữ liệu, cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ như Tableau và Power BI của Microsoft hay QuickSight của Amazon.
Thêm nữa có tới 350 khách hàng cùng sử dụng sản phẩm của Google và Looker. Với mục tiêu đột phá thị trường data analytics và business intelligence, Google đã quyết định mua lại Looker và Looker Studio ra đời vào tháng 10 năm 2022 là sản phẩm kết hợp giữa Looker và GDS.
Looker Studio ưu việt hơn GDS vì nó được thiết kế dành cho người dùng cuối, cho phép người dùng khám phá dữ liệu kinh doanh một cách toàn diện mà không cần lập trình (code) phức tạp. Bằng cách sử dụng chức năng kéo và thả, người dùng có thể tạo các báo cáo phức tạp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
2. Các tính năng của Looker Studio
Bên cạnh thiết kế thân thiện với người dùng, Looker Studio cung cấp một loạt các tính năng mạnh mẽ như sau:
- Khả năng tích hợp các bộ lọc dữ liệu nâng cao
- Phương pháp mô hình hóa dữ liệu Looker Modeling Language (LookML) có khả năng cung cấp những phương pháp phân tích tinh vi, sau đó đúc kết thành những bản báo cáo point-and-click bởi người dùng doanh nghiệp.
- Tích hợp tính năng custom các hàm tính toán dữ liệu đa dạng, dễ sử dụng (Calculated Fields)
- Hỗ trợ cho việc khám phá dữ liệu cộng tác (Blending Data).
- Dễ dàng chia sẻ insight và cộng tác làm việc giữa các team trong công ty, hay giữa các công ty đối tác làm việc chung
- Tương tác với data từ các nguồn dữ liệu khác nhau với 24 Google Connectors và 922 Partner Connectors.
- Tích hợp trực tiếp với các service của Google Cloud Platform như BigQuery và Google Sheets
- Update dữ liệu tự động theo schedule time
- Looker Studio cung cấp đa dạng các loại biểu đồ không chỉ là các biểu đồ phổ biến các công ty hay dùng, mà còn các loại biểu đồ hữu ích từng cộng đồng người sử dụng Looker Studio
- Các báo cáo có thể được tuỳ chỉnh cực kì đẹp mắt như này
3. Các phiên bản của Looker
Looker cung cấp 3 phiên bản với các mức giá khác nhau:
- Looker Studio: đây là phiên bản miễn phí dành cho người dùng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, cung cấp một số tính năng cơ bản để tạo và chia sẻ báo cáo.
- Looker Studio Pro: là phiên bản trả phí, dành cho người dùng cao cấp hơn và các doanh nghiệp có yêu cầu phức tạp hơn, bao gồm các tùy chọn để quản lý nội dung nhóm và có quyền truy cập vào hỗ trợ doanh nghiệp. Để biết thêm nhiều thông tin mọi người đi tới page này nha.
- Looker: đây là phiên bản trả phí cao cấp nhất của Look Studio, là nền tảng kinh doanh thông minh (BI) của Google, cung cấp khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ với AI. Thường được sử dụng với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
4. Tại sao chúng ta chọn Looker Studio?
4.1 Công cụ miễn phí
Looker Studio cung cấp một phiên bản miễn phí với đầy đủ các tính năng cần thiết để người dùng trải nghiệm.
4.2 Giao diện thân thiện dễ sử dụng
Với Looker Studio, chúng ta có thể dễ dàng trực quan hoá dữ liệu chỉ bằng các thao tác kéo, thả.
Looker Studio cho phép sử dụng nhiều chart bao gồm line, bar, pie charts, geo maps, area và bubble graphs, paginated data tables, pivot tables, ... và nhiều loại custom chart từ cộng đồng người dùng Looker Studio.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm chú thích và gắn nhãn cho báo cáo bằng văn bản và hình ảnh, cũng như áp dụng các kiểu dáng và chủ đề màu sắc để làm cho bảng điều khiển dữ liệu trở nên đẹp hơn.
4.3 Dễ dàng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn
Hợp nhất dữ liệu doanh nghiệp bằng cách truy cập nhiều nguồn dữ liệu khác nhau thông qua hơn 950 connectors cho phép kết nối ngay lập tức hầu như mọi loại dữ liệu mà không cần lập trình (code) hoặc phần mềm nào.
4.4 Dễ dàng chia sẻ và cộng tác:
Người dùng có thể chia sẻ các báo cáo hấp dẫn của mình với đồng nghiệp hoặc với bất kì ai ngoài tổ chức, cộng tác real-time hoặc nhúng các báo cáo lên web, chẳng hạn như Google Sites, bài đăng trên blog, bài viết marketing và báo cáo hàng năm...
4.5 Cung cấp nhiều Looker Studio Templates
Looker Studio cung cấp một loạt các template dashboard sẵn có để giúp bạn bắt đầu nhanh chóng và dễ dàng. Các template này được thiết kế chuyên sâu để phản ánh các nhu cầu phổ biến trong việc phân tích dữ liệu và thường đi kèm với các bộ câu truy vấn, biểu đồ và bộ lọc đã được cấu hình trước.
Mỗi template dashboard được tối ưu hóa để hiển thị thông tin quan trọng và insights theo cách trực quan và dễ hiểu nhất. Bạn có thể tùy chỉnh và điều chỉnh các template này để phản ánh đúng nhu cầu và mục tiêu phân tích của tổ chức của mình. Với sự linh hoạt và tính tiện ích của Looker Studio, việc tạo ra các bảng điều khiển phân tích dữ liệu chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu kinh doanh trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
4.6 Sản phẩm phân tích chuyên sâu kết hợp AI.
Tính năng Duet AI trong Looker giúp đơn giản hóa và tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu. Nó cho phép người dùng tạo các biểu đồ phức tạp từ những mô tả đơn giản của bạn.
5. Làm thế nào để sử dụng Looker Studio?
Để truy cập Looker Studio, hãy truy cập trang này và đăng nhập. Nếu bạn mới sử dụng Looker Studio, hãy đăng ký tài khoản dùng thử miễn phí. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi đơn giản, bao gồm tên công ty, quốc gia, tùy chọn email, v.v.
Sau khi đăng ký, bạn sẽ có thể khám phá tất cả các tính năng có sẵn trong nền tảng, bao gồm cả việc tạo các truy vấn và trang tổng quan tùy chỉnh của riêng bạn. Ngoài ra, với tài khoản dùng thử miễn phí, bạn cũng sẽ có quyền truy cập vào các hướng dẫn và tài nguyên hỗ trợ có thể giúp trả lời bất kỳ câu hỏi nào có thể phát sinh khi bạn tìm hiểu cách sử dụng nền tảng.
6. Kết luận
Dường như Looker đang trở thành một sự lựa chọn lý tưởng trong lĩnh vực Intelligence (BI), mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp muốn xây dựng tổ chức dựa trên dữ liệu. Với khả năng tích hợp linh hoạt, tính linh hoạt trong việc tùy chỉnh và trực quan hóa dữ liệu, cùng với các tính năng mạnh mẽ như chia sẻ thông tin, gắn nhãn báo cáo và áp dụng kiểu dáng, Looker Studio hứa hẹn sẽ là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phân tích và quản lý dữ liệu của họ.
Hi vọng thông qua bài viết này các bạn có thể có thêm thông tin hữu ích về Looker Studio, từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp về việc sử dụng công cụ này cho nhu cầu phân tích dữ liệu của tổ chức mình.
Các bài viết liên quan: