Facebook Pixel

Tại sao kỹ năng mềm cũng quan trọng như kinh nghiệm chuyên môn trong ngành lập trình?

23 Jun, 2023

Pum

Author

Mặc dù chuyên môn (hard skills) quan trọng nhưng bạn cũng không nên bỏ qua kỹ năng mềm (soft skills) trong quá trình phát triển sự nghiệp.

Tại sao kỹ năng mềm cũng quan trọng như kinh nghiệm chuyên môn trong ngành lập trình?

Mục Lục

Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn về lập trình, bạn bắt gặp hai hình ảnh trái ngược nhau của hai ứng viên đến tham dự buổi phỏng vấn.

  • Ứng viên số một thì ăn mặc chỉnh tề và biết cách ứng xử nên đã dễ dàng thu hút được mọi người nhưng trong khi phỏng vấn, anh ta lại lộ ra khuyết điểm khi không thể trả lời đúng những câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến chuyên ngành.
  • Còn anh ứng viên thứ hai thì được xem là thiên tài lập trình viết game, nhưng cách ứng xử lại không tốt, để lại ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.

Vậy theo bạn, ai sẽ là người trúng tuyển và dành được vị trí công việc đó? Chuyên môn (hard skills) so với kỹ năng mềm (soft skills), đâu là kỹ năng quan trọng hơn đối với một developer? Hãy cùng 200Lab tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chuyên môn (hard skills) trong lập trình là gì?

Chuyên môn (hard skills) trong lập trình là gì?

Trong lập trình, chuyên môn (hard skills) là những kỹ năng về kỹ thuật có thể đo lường được. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Lập trình viên cần có kiến thức và kỹ năng về các ngôn ngữ lập trình như Python, JavaScript, Java, C++, Ruby, PHP,...
  • Sử dụng công nghệ và công cụ như hệ thống quản lý phiên bản (ví dụ: Git), các môi trường ảo hóa (ví dụ: Docker), các nền tảng đám mây (ví dụ: AWS, Azure) và các công cụ phân tích mã nguồn (ví dụ: IDEs).
  • Hiểu về thuật toán và cấu trúc dữ liệu.
  • Lập trình viên cần có kiến thức về cơ sở dữ liệu và khả năng làm việc với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (ví dụ: MySQL, PostgreSQL, MongoDB) để thiết kế, truy vấn và tương tác với dữ liệu.

Đây chỉ là một số ví dụ phổ biến về chuyên môn trong lập trình. Tùy thuộc vào lĩnh vực và ngữ cảnh làm việc cụ thể, bạn sẽ có những chuyên môn khác nhau.

Tầm quan trọng của chuyên môn trong lập trình

Tầm quan trọng của chuyên môn trong lập trình

Tầm quan trọng của chuyên môn trong việc lập trình là không thể phủ nhận, vì chúng chính là nền tảng cốt lõi giúp bạn thực hiện công việc một cách hiệu quả và tốt nhất.  

Dưới đây là một số lý do vì sao chuyên môn lại quan trọng đến vậy:

  • Giúp bạn thực hiện lập trình cụ thể như viết mã, xử lý lỗi, xây dựng và tối ưu hóa ứng dụng. Nếu bạn không có kỹ năng cứng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện và không thể đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Bạn hiểu và làm việc với các công nghệ và công cụ cần thiết để phát triển phần mềm như việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, framework, thư viện và các công cụ khác.
  • Giúp bạn áp dụng thuật toán và cấu trúc dữ liệu để giải quyết vấn đề phức tạp trong lập trình, giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Các nhà tuyển dụng và nhà phát triển phần mềm thường đánh giá chuyên môn của ứng viên để đảm bảo rằng họ có khả năng thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. Chuyên môn là tiêu chí quan trọng để được tuyển dụng và tiến xa trong sự nghiệp lập trình.

Cách nâng cao chuyên môn trong lập trình

Cách nâng cao chuyên môn trong lập trình

Ngành lập trình đang ngày càng phát triển và cạnh tranh nhiều, nếu bạn không liên tục nâng cao kỹ năng của mình, bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại phía sau.

Bạn hãy nhớ rằng, kim tự tháp không thể xây dựng xong trong một sớm một chiều. Vì thế, khả năng lập trình của bạn cũng vậy. Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cao chuyên môn của mình:

  • Theo dõi xu hướng công nghệ: ngành công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, vì vậy bạn cần đảm bảo theo kịp xu hướng mới nhất. Đọc sách, theo dõi các blog và trang web chuyên về công nghệ hoặc tham gia các sự kiện công nghệ để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
  • Thực hành và xây dựng dự án: thực hành là cách tốt nhất để củng cố và nâng cao chuyên môn của bạn. Bạn có thể tạo dự án thực tế để áp dụng kiến thức và rèn kỹ năng.
  • Học từ người khác: tìm cách học hỏi từ những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong cùng lĩnh vực hoặc tìm kiếm cơ hội học tập từ người đi trước. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu được các phương pháp và kỹ thuật mới cũng như tránh mắc phải những sai lầm thường gặp.
  • Thực hành giải quyết vấn đề: bạn hãy tìm các bài tập lập trình, câu đố và vấn đề thực tế để rèn kỹ năng giải quyết vấn đề. Thông qua việc đối mặt với các vấn đề thực tế, bạn sẽ nâng cao khả năng tư duy logic và tìm ra các giải pháp sáng tạo.
  • Tham gia group lập trình: tham gia các diễn đàn, nhóm sẽ giúp bạn giao lưu và dễ dàng trao đổi kiến thức với những người khác.

Mặc dù chuyên môn quan trọng nhưng bạn cũng không nên bỏ qua kỹ năng mềm (soft skills) trong quá trình phát triển sự nghiệp. Bạn nên giữ cân bằng giữa chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể phát triển một cách toàn diện.

Kỹ năng mềm (soft skills) trong lập trình là gì?

Kỹ năng mềm (soft skills) trong lập trình là gì?

Kỹ năng mềm (soft skills) trong lập trình là những khả năng và phẩm chất không liên quan trực tiếp đến kiến thức kỹ thuật mà là mối quan hệ giữa con người với con người. Mặc dù không dễ đo lường như kỹ năng cứng nhưng kỹ năng mềm cũng quan trọng, chúng tác động đến khả năng làm việc và sự tương tác của lập trình viên.

Dưới đây là một số kỹ năng mềm quan trọng:

  • Giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp bạn truyền đạt ý kiến, ý tưởng và thông tin với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác. Việc này gồm việc biết lắng nghe, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
  • Làm việc nhóm là việc các thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Bao gồm khả năng hỗ trợ, chia sẻ thông tin và ý kiến, thể hiện sự tôn trọng và linh hoạt với các thành viên khác trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề là giải quyết các khó khăn, vấn đề trong quá trình lập trình. Gồm khả năng phân tích, tư duy logic, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và áp dụng các phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Quản lý thời gian giúp bạn sắp xếp công việc, ưu tiên nhiệm vụ và đảm bảo có thể hoàn thành công việc theo kế hoạch và đáp ứng yêu cầu thời gian của dự án.
  • Thông cảm và tử tế giúp tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tôn trọng, hòa thuận và tương tác tích cực với mọi người trong công việc từ đồng nghiệp đến khách hàng.

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong lập trình

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong lập trình

Kỹ năng mềm được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp của bạn ngày càng phát triển. Bởi vì, sẽ không ai muốn làm việc với một thiên tài nhưng lại là một người khó chịu và có cách ứng xử không tốt với các thành viên cùng nhóm.

Đối với những nhà tuyển dụng, họ thấy những ứng cử viên có kỹ năng mềm sẽ dễ mến và tạo ra sức hấp dẫn với họ hơn với những ứng viên có chuyên môn cao nhưng lại không có kỹ năng mềm hơn.

Câu hỏi lúc này đặt ra, tại sao lại như vậy nhỉ?

Quản lý là con người, thì tất nhiên con người sẽ thích làm việc với những người mà họ thích, những người mang lại cảm giác dễ mến và thoải mái.

Bên cạnh đó, những ứng viên có kỹ năng mềm tốt thường có khả năng tạo ra môi trường làm việc tích cực và hợp tác tốt với đội ngũ hiện có. Họ còn có khả năng nhanh chóng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới, làm việc hiệu quả trong các dự án phức tạp,...

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng mềm trong lập trình? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé!

10 kỹ năng mềm cần thiết mà lập trình viên cần biết
10 kỹ năng mềm cần thiết cho lập trình viên: Tính cách cá nhân cho phép chúng ta tương tác hiệu quả và sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
10 Kỹ năng mềm cần thiết mà lập trình viên cần biết

Sự kết hợp giữa chuyên môn và kỹ năng mềm trong lập trình

Sự kết hợp giữa chuyên môn và kỹ năng mềm trong lập trình

Bạn hãy nhìn vào hình bên trên và tưởng tượng, chiều dài của hình chữ nhật sẽ tượng trưng cho chuyên môn còn chiều rộng sẽ tượng trưng cho kỹ năng mềm của bản thân mình. Diện tích của hình chữ nhật càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội tìm được công việc phù hợp với bản thân.

Dựa vào diện tích hình chữ nhật, bạn có thể nhìn ra đâu là kỹ năng mình còn thiếu để có thể chăm chút dành thời gian và nỗ lực để nâng cao kỹ năng đó, giúp bạn phát triển ngày càng hoàn hảo hơn.

Lời kết

200Lab hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về chuyên môn (hard skill)kỹ năng mềm (soft skill). Bạn hãy luôn nhớ cân bằng hai kỹ năng này vì chúng sẽ mang lại nhiều giá trị cho sự phát triển của bạn đấy.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Lập trình backend expressjs

xây dựng hệ thống microservices
  • Kiến trúc Hexagonal và ứng dụngal font-
  • TypeScript: OOP và nguyên lý SOLIDal font-
  • Event-Driven Architecture, Queue & PubSubal font-
  • Basic scalable System Designal font-

Đăng ký nhận thông báo

Đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị từ 200Lab