Có khá nhiều mô hình tài chính trong thế giới tiền ảo; trong đó DeFi - hay decentralized finance - là xu hướng “chiếm trọn tiêu điểm” trong nhiều năm qua.
Vậy DeFi là gì? Đầu tư tài chính phi tập trung như thế nào hiệu quả? Phân biệt DeFi, CeFi và NFT như thế nào? Cùng 200Lab Blog tìm hiểu nhé!
DeFi là gì?
DeFi (Decentralized Finance) hay còn gọi là Tài Chính Phi Tập Trung. Nói theo cách dễ hiểu, DeFi là phiên bản tiền điện tử của ngành tài chính. Nhưng khác là DeFi không có cơ quan quản lý tập trung. Cộng đồng là những người đưa ra các quyết định quan trọng.
DeFi, hay Tài Chính Phi Tập Trung, là một hình thức tài chính dựa trên công nghệ blockchain, hoàn toàn độc lập với các bên trung gian tài chính trung ương như người môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng. Thay vì phụ thuộc vào các tổ chức trung gian, DeFi sử dụng các hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain, với Ethereum là một trong những nền tảng phổ biến nhất.
Hệ thống DeFi cho phép bất kỳ ai có khả năng cho vay hoặc vay tiền từ những người khác, tham gia vào các hoạt động đầu cơ dựa trên sự biến động của nhiều loại tài sản, thực hiện các giao dịch tiền mã hóa, bảo đảm để giảm thiểu rủi ro, và kiếm lãi từ việc giữ tài sản trong nhiều tài khoản tương tự như sổ tiết kiệm. DeFi được xây dựng trên một kiến trúc phân lớp và sử dụng các khối có khả năng kết hợp mạnh mẽ.
DeFi và CeFi khác nhau như thế nào?
Để hiểu sâu hơn về DeFi, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về CeFi (Centralized Finance) hay còn gọi là Tài Chính Tập Trung.
Trong CeFi, cơ quan chức năng có quyền kiểm soát mọi thứ. Người dùng chỉ được thuận theo các quy tắc hoạt động mà cơ quan đưa ra. Vì thế chúng ta dễ dàng nhận ra những nhược điểm sau:
- Quyền lực tập trung lại một chỗ nên hoạt động nào cũng cần phải xin phép.
- Cần thông qua bên trung gian thứ 3.
- Vấn đề về tính minh bạch và sự tín nhiệm.
Đây là những hạn chế mà tài chính tập trung cần tìm cách giải quyết. Và DeFi ra đời đã có thể khắc phục những nhược điểm của mô hình CeFi. Những ưu điểm đó đã góp phần giúp DeFi trở nên nổi bật trên sân khấu crypto.
Sự khác biệt giữa DeFi và NFT
Tài chính phi tập trung (DeFi) và Mã thông báo không thể thay thế (NFT) là hai khái niệm riêng biệt trong lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain.
DeFi biểu thị một hệ sinh thái bao gồm các ứng dụng tài chính được xây dựng trên nền tảng các mạng blockchain. Mục tiêu của nó là cung cấp quyền lực cho tất cả mọi người thông qua việc tạo ra một hệ thống tài chính mở, toàn diện và hiệu quả.
Mặt khác, NFT là một loại mã thông báo đại diện cho các tài sản kỹ thuật số độc đáo. NFT có thể đại diện cho nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi, video và nhiều tài sản khác. Chúng được mua và bán thường xuyên bằng tiền điện tử.
Một điểm khác biệt quan trọng giữa DeFi và NFT là cách chúng tạo ra giá trị. DeFi tạo ra giá trị thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính phi tập trung. Các dự án DeFi cho phép người dùng vay hoặc cho vay tiền, thực hiện giao dịch tiền điện tử, dự đoán biến động giá cả, kiếm lãi, mua bảo hiểm trước rủi ro, và thực hiện nhiều hoạt động khác. Trong khi đó, NFT thu được giá trị từ sự hiếm có và tính độc đáo của chúng. Mỗi NFT là độc nhất và không thể thay thế, điều này có thể làm cho giá trị của chúng tăng cao.
Tóm lại, DeFi và NFT là hai khái niệm riêng biệt trong lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain. DeFi liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính phi tập trung, trong khi NFT đại diện cho các tài sản kỹ thuật số. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền điện tử và blockchain.
Tính chất cơ bản của DeFi
DeFi là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Vì thế, nó sở hữu những ưu điểm của blockchain như là:
- Phi tập trung: không có sự tồn tại của tổ chức hay cơ quan chức năng. Người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái qua ứng dụng phi tập trung và ứng dụng ngang hàng.
- Tính minh bạch: những tác động của con người sẽ được hạn chế. Bởi vì tất cả hoạt động đều được ghi nhận và công khai.
- Không cần sự cho phép: tất cả người dùng đều bình đẳng với nhau và không cần đăng ký với thủ tục rườm rà.
- Chi phí thấp: bởi vì không có cơ quan hay tổ chức nên mọi chi phí trả cho bên thứ 3 đều được cắt giảm.
- Không cần uỷ thác: người dùng cần uỷ thác cho bên thứ 3. Hiện giờ, người nhận vai trò này là Smart Contract, đồng thời duy trì luật chơi trong thị trường DeFi.
Tại sao Tài Chính Phi Tập Trung lại quan trọng?
Trong thị trường tiền mã hoá, DeFi bắt đầu từ Bitcoin và ngày càng mở rộng các ứng dụng trên các blockchain khác nhau. DeFi tạo ra giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống nhưng không cần tốn các chi phí liên quan như chi phí công ty, tiền lương cho nhân viên, sàn giao dịch... Điều này giúp tạo ra thị trường tài chính mở cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi một cách miễn phí, minh bạch, công bằng mà chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập được.
DeFi hoạt động như thế nào?
Người dùng thường tương tác với DeFi thông qua các DApp (ứng dụng phi tập trung). Khác với ngân hàng thông thường, bạn không cần điền thông tin cá nhân để mở tài khoản.
Dưới đây là một số ứng dụng của DeFi phổ biến:
Mục tiêu của DeFi là trao quyền cho mọi người thông qua việc tạo ra một hệ thống tài chính mở, toàn diện và hiệu quả. DeFi đã thể hiện sự hữu ích của nó thông qua nhiều ứng dụng đa dạng, bao gồm:
- Các sàn giao dịch Phi Tập Trung (DEX): Cho phép người dùng trao đổi tiền điện tử trực tiếp với nhau mà không cần sự trung gian.
- Cho vay: Cho vay tiền mã hoá của bạn để kiếm tiền lãi và phần thưởng mỗi phút, chứ không phải mỗi tháng một lần
- Nhận khoản vay: Vay tiền ngay lập tức mà không phải điền vào bất cứ thủ tục giấy tờ nào, ngay cả "các khoản vay nhanh" cực kỳ ngắn hạn mà các tổ chức tài chính không cho phép.
- Tiết kiệm cho tương lai: Giống như hình thức tiết kiệm tại ngân hàng, bạn khóa token của mình lại và nhận được lãi suất tốt hơn ở các ngân hàng
- Mua các sản phẩm phái sinh: Đặt cược ngắn hạn hoặc dài hạn một số tài sản nhất định. Hãy coi đây là phiên bản tiền mã hoá của quyền chọn cổ phiếu hoặc hợp đồng tương lai.
DeFi - Những thách thức trước mắt
Nhiều vấn đề và rủi ro mà dự án DeFi phải đối mặt có liên quan đến công nghệ blockchain. Vì hơn 90% dự án DeFi dựa trên blockchain Ethereum, chúng ta sẽ coi như những thách thức đối với Ethereum chính là thách thức của DeFi:
1. Sự không ổn định
Nếu blockchain lưu trữ dự án DeFi không ổn định, thì dự án sẽ thừa hưởng sự không ổn định này. Blockchain Ethereum vẫn đang trải qua nhiều thay đổi, chẳng hạn như xảy ra những lỗi khi chuyển từ hệ thống PoW sang hệ thống Eth 2.0 PoS mới có thể tạo ra rủi ro cho các dự án DeFi.
2. Khả năng mở rộng
Một vấn đề lớn khác với các dự án DeFi là khả năng mở rộng của blockchain máy chủ (host blockchain)
Hai vấn đề chính nảy sinh từ vấn đề mở rộng:
- Giao dịch mất nhiều thời gian để được xác nhận
- Giao dịch cực kỳ đắt đỏ vào thời điểm tắc nghẽn
Ethereum hoạt động hết công suất, có thể xử lý khoảng 13 giao dịch mỗi giây. Trong khi đó, các đối tác tập trung có thể xử lý hàng nghìn giao dịch.
3. Các vấn đề của Smart Contract
Lỗ hổng Smart Contract là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề cho các dự án DeFi. Nếu xảy ra một sai sót nhỏ trong đoạn code của Smart Contract, có thể dẫn đến việc mất tiền.
Vậy Smart Contract là gì? Video dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
4. Tính thanh khoản thấp
Tính thanh khoản có thể được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các dự án dựa trên token DeFi và các giao thức blockchain. Tổng giá trị bị khóa trong DeFi là hơn 12,5 tỷ đô vào tháng 10 năm 2020. Đây là một sự sụt giảm lớn khi so sánh với các hệ thống tài chính truyền thống.
5. Thế chấp quá mức
Việc kinh doanh cho vay tiền mã hoá là dịch vụ hấp dẫn ở DeFi. Nhưng doanh nghiệp này gặp phải tình trạng thế chấp quá mức. Nó xảy ra khi giá trị của tài sản đặt cọc (của người đi vay) cao hơn nhiều so với số tiền vay.
6. Khả năng tương tác thấp
Có nhiều loại blockchain khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain. Mỗi loại đều có cộng đồng và hệ sinh thái DeFi riêng. Khả năng tương tác cho phép các nền tảng, công cụ, DApp và hợp đồng thông minh DeFi trên các blockchain khác nhau tương tác với nhau. Tuy nhiên, nhiều dự án đã bị sập trước khi điều này trở nên đơn giản hơn.
7. Vấn đề về bảo hiểm
Bảo hiểm bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra hack hoặc các hoạt động gian lận khác. Bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng đối với tài chính tập trung trong khi nó lại rất hiếm ở DeFi.
8. Tập trung hóa
Tạo ra nền tài chính phi tập trung là mục đích chính của việc tạo ra bitcoin và blockchain. Nhưng đôi khi tài chính phi tập trung không được phi tập trung như mong muốn. Lợi ích của phi tập trung là giảm đáng kể khả năng lừa đảo
“Sushiswap” là một dự án DeFi. Founder ẩn danh của Sushiswap đã rug pull (nghĩa là rút hỗ trợ một cách bất ngờ) dự án chuyển tất cả tokens Sushi của mình sang ETH vào 05/09/2020. Giá của token SUSHI đã tăng lên 10 đô sau khi tách khỏi giao thức Uniswap và giảm xuống còn 0,6 đô (tại thời điểm viết bài) sau khi founder chuyển đổi tokens của mình. Đây là ví dụ về cách xảy ra lỗi trong DeFi.
9. Trách nhiệm của người dùng
Giả sử không có rủi ro và sự cố, thì DeFi vẫn không chịu trách nhiệm về những sai lầm của người dùng. DeFi chuyển trách nhiệm từ người trung gian sang người dùng. Nếu bạn mất tiền do nhầm lẫn thì sẽ không có ai chịu trách nhiệm.
Do đó, việc tạo ra một số công cụ để ngăn lỗi của con người là rất cần thiết trong không gian DeFi. Sự tự do đi kèm với trách nhiệm, nhiều người dùng không quen với việc cẩn thận như thế này. Điều đó có thể dẫn đến việc họ bị mất tiền hoặc bị lừa đảo.
DeFi khá mới và vẫn đang được thử nghiệm. Nó tồn tại một số vấn đề và sự cố, đặc biệt là về bảo mật. Các developer và fans của tài chính phi tập trung hy vọng những vấn đề này sẽ có thể được giải quyết trong tương lai gần.
Tổng kết về DeFi - Tài Chính Phi Tập Trung
DeFi vẫn đang trong giai đoạn đầu của chu trình phát triển. Với những tính năng vượt trội của chúng so với tài chính truyền thống. Chắc hẳn thị trường này trong tương lai sẽ còn cho ra đời nhiều sản phẩm mới hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Giờ thì bạn đã hiểu hơn về “Defi là gì” và những kiến thức cơ bản về Tài Chính Phi Tập Trung. Hãy theo dõi trang Blog của 200Lab để học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích về đầu tư tiền điện tử và tìm đọc các bài viết có liên quan nữa nhé!
Một số bài viết có thể bạn sẽ thích:
Sự khác biệt giữa Blockchain vs Cryptocurrency (Tiền điện tử)
13 projects giúp bạn trở thành master với Web3 và Blockchain - Từ cơ bản đến nâng cao
Làm sao để trở thành Blockchain Developer?
Cryptocurrency là gì? Những điều cần biết về Cryptocurrency
Solidity là gì? Bất kỳ Blockchain Developer nào cũng nên biết
Kieu Hoa
Khi mình yêu cuộc đời, cuộc đời cũng sẽ yêu mình đắm say
Bài viết liên quan
Web2 là gì? Web3 là gì? So sánh Web 2.0 & Web 3.0
Sep 25, 2023 • 10 min read
STO là gì? Kiến thức cơ bản về Security Token Offering
Sep 08, 2023 • 15 min read
Ví Bitcoin là gì? 9 ví Bitcoin hàng đầu bạn cần biết
Sep 02, 2023 • 11 min read
Blockchain là gì? Ưu & nhược điểm của các ứng dụng Blockchain
Aug 23, 2023 • 17 min read
DAPP LÀ GÌ? DAPP HAY NHƯNG CÓ HOÀN HẢO
Apr 06, 2023 • 8 min read
Tìm hiểu kiểu dữ liệu Boolean trong Solidity
Sep 03, 2022 • 5 min read